THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VỆ SINH

Tra cứu mức thuế nhập khẩu để xác định số tiền thuế sẽ phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh. SẢN PHẨM THIẾT BỊ VỆ SINH KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VỆ SINH.

Ngày đăng: 26-03-2023

569 lượt xem

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VỆ SINH

 

Công ty bạn cần dịch vụ khai báo hải quan uy tín làm thủ tục hải quan?

Công ty bạn lần đầu nhập khẩu thiết bị vệ sinh cần tư vấn thủ tục ban đầu?

=> Hãy liên hệ TRUMXNK.COM để chúng tôi hỗ trợ bạn từ ban đầu với đầy đủ các thủ tục, chi phí và thời gian thực hiện. Bạn sẽ tự tin và chủ động trong quá trình nhập khẩu về kinh doanh!

 

*** SĐT/Zalo: 0986.833.155 Mr Hiệp

*** Email: Trumxnk@trumxnk.com

 

I/ DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM THIẾT BỊ VỆ SINH KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VỆ SINH

 

Thiết bị vệ sinh rất đa dạng và phong phú. Chúng tôi xin nêu ra một vài sản phẩm thông dụng trên thị trường hiện nay:

- Chậu lavabo

- Bàn cầu

- Bồn tiểu nam

- Bồn tắm

- Vòi rửa, vòi xịt vệ sinh, sen cây, sen tắm

- Gương soi

- Giá góc, kệ đựng xà bông, móc treo quần áo, giá để đồ

- Hộp đựng xà phòng

- Thoát sàn, chắn rác, chụp thông hơi

=> Sản phẩm thiết bị vệ sinh được làm từ nhiều chất liệu khác nhau trong đó chủ yếu là: Sứ, Inox – sắt thép, nhựa.

=> Bạn cần xác định rõ chất liệu sản phẩm mình nhập khẩu là gì? Khi có thông tin chính xác bạn sẽ kiểm tra được mức thuế nhập khẩu là bao nhiêu!

 

II/ THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VỆ SINH

 

1/ Xác định HS code sản phẩm nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh

Đối với các bạn mới lần đầu thực hiện nhập khẩu hàng hóa, sẽ không biết HS code sản phẩm là gì?

Chúng tôi giải thích đơn giản đó là mã số do tổ chức hải quan thế giới áp cho một loại hàng hóa nhất định. Theo Wikipedia: “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, thường được gọi tắt là hệ thống hài hòa hoặc hệ thống HS, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức hải quan thế giới.” Bạn tham khảo link để hiểu rõ hơn nhé: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_h%C3%A0i_h%C3%B2a_(h%E1%BA%A3i_quan)

VD: Bồn tắm bằng nhựa loại khác: Hs code: 39221019; Vòi sen, bồn rửa và chậu rửa bằng nhựa : Hs code: 39221090.

=> Bạn có thể tự search trên mạng mã HS code sản phẩm rồi tra cứu trên biểu thuế xuất nhập khẩu mô tả trên biểu thuế có đúng so với hàng hóa bạn nhập khẩu không? Nếu đúng thì tra tiếp mức thuế bao nhiêu? Nếu không đúng tìm mã HS code khác.

=> Bạn có thể hỏi mã HS code từ người bán ở nước ngoài. Đối với những công ty thường xuyên làm xuất khẩu, họ sẽ dễ dàng và nhanh chóng cung cấp cho bạn mã HS code sản phẩm.

Chúng tôi xin đưa ra một vài mã HS code sản phẩm để bạn tham khảo khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh:

 

- Thiết bị vệ sinh bằng gốm, sứ: Bồn cầu, bệ xí, chậu rửa mặt, bồn tắm, lavabo…

  • Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự bằng sứ gắn cố định.        Hs code: 69101000
  • Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự bằng gốm gắn cố định. Hs code: 69109000

- Thiết bị vệ sinh bằng nhựa: Bồn tắm, chậu rửa mặt, nắp bồn cầu…

  • Bồn tắm có hình dạng bên trong là hình chữ nhật hoặc hình thuôn (oblong). Hs code: 39221011
  • Bồn tắm loại khác. Hs code: 39221019
  • Vòi sen, bồn rửa và chậu rửa. Hs code: 39221090
  • Bệ và nắp xí bệt. Hs code: 39222000
  • Bộ phận của bình xả nước Ví dụ: ống xả, phao, cần gạt. Hs code: 39229011
  • Bộ phận của bình xả nước đã lắp các bộ phận. Hs code: 39229012
  • Thiết bị vệ sinh khác. Hs code: 39229019

- Thiết bị vệ sinh bằng kim loại: chậu rửa inox, vòi tắm inox…

  • Bồn rửa nhà bếp bằng inox. Hs code: 73241010
  • Chậu rửa hoặc loại khác. Hs code: 73241090
  • Bồn tắm bằng gang đúc, có hình dạng bên trong là hình chữ nhật hoặc hình thuôn (oblong). Hs code: 73242110            
  • Bồn tắm bằng gang đúc khác. Hs code: 73242190
  • Bồn tắm bằng sắt hoặc thép, có hình dạng bên trong là hình chữ nhật hoặc hình thuôn (oblong). Hs code: 73242910
  • Bồn tắm bằng sắt hoặc thép khác. Hs code: 73242990
  • Bộ phận dùng cho bệ xí hoặc bệ đi tiểu giật nước. Hs code: 73249010
  • Bô để giường bệnh và bô đi tiểu loại xách tay được bằng sắt thép. Hs code: 73249030
  • Bộ phận của bồn rửa nhà bếp hoặc bồn tắm. Hs code: 73249091
  • Bộ phận của bệ xí hoặc bệ đi tiểu giật nước (loại cố định). Hs code: 73249093
  • Thiết bị vệ sinh khác, không được đề cập ở trên. Hs code: 73249099
  • Sen vòi, vòi tắm hoa sen. Hs code: 84818050

- Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh khác

 

2/ Tra cứu mức thuế nhập khẩu để xác định số tiền thuế sẽ phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh

Tiếp theo sau khi xác định được mã HS code sản phẩm mình sẽ nhập khẩu. Bước tiếp theo là bạn tra cứu mức thuế phải nộp cho mặt hàng của mình gồm:

- Mức thuế ưu đãi được Việt Nam đang áp dụng là bao nhiêu?

- Mức thuế ưu đãi đặc biệt được Việt Nam áp dụng theo các Hiệp định thương mại tự do như Trung Quốc, Nhật, Hàn, Ấn, Úc, EU, ASEAN ra sao? Cần làm C/O nào để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt này?

=> Đây là phần rất quan trọng khi nhập khẩu thiết bị vệ sinh vì thuế nhập khẩu những mặt hàng này rất cao. Nếu bạn không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì giá thành sản phẩm của bạn bị đẩy lên và khó cạnh tranh với thị trường.

Chúng tôi xin đưa ra 1 ví dụ như sau:

  • Hs code: 69101000 : Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự bằng sứ gắn cố định.    

=> Thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2023: 35%

=> Thuế Giá trị gia tăng năm 2023: 10%

=> Thuê ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại áp dụng năm 2023:

+ ACFTA : 15% (-KH, ID, MY)

+ ATIGA : 0%

+ AJCEP: 6%

+ VJEPA: 9%

+ AKFTA: 0%(-MM)

+ AANZFTA: 0%

+ AIFTA: 5%

+ VKFTA : 0%

+ VCFTA: 17%

+ VN-EAEU: 0%

+ CPTPP: 0%

+ AHKFTA: *

+ VNCU:

+ EVFTA: 17.5%

+ UKVFTA: 17.5%

+ VN-LAO:0%

 

3/ Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh

 

- Về chính sách nhập khẩu của các loại thiết bị vệ sinh:

Đây là hàng hóa bình thường. Không cần xin giấy phép nhập khẩu, không cần kiểm tra chuyên ngành. Bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ như hàng hóa bình thường là ok rồi!

Chú ý:

+ Hàng tiêu dùng Đã qua sử dụng cấm nhập khẩu (12/2018/TT-BCT)

+ Tạm ngừng KD TNTX CK (12/2018/TT-BCT)

+ Hàng hóa nhập khẩu rủi ro về giá

- Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục nhập khẩu nhập khẩu thiết bị vệ sinh:

+ Hợp đồng

+ Invoice

+ Packing list

+ Bill

+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O ( Mỗi Hiệp định thương mai sẽ quy định Form C/O riêng. Bạn cần kiểm tra với người bán xem họ có làm được C/O này hay không để xác định mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhé!)

+ Catalogue sản phẩm

+ Tờ khai hải quan nhập khẩu – sau khi có các chứng từ trên bạn mới có thể khai báo và có tờ khai hải quan nhập khẩu. Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh bộ hồ sơ nộp cho hải quan.

 

- Các loại thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh:

Đây là phần trọng tâm đáng chú ý nhất, bởi lẽ thiết bị vệ sinh có thuế nhập khẩu rất cao. Ngay cả khi có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thì thuế nhập khẩu cũng rất cao.

Thuế nhập khẩu thiết bị vệ sinh có hai loại đó là: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu.

+ Thuế nhập khẩu xác định theo công thức sau:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF của hàng hóa nhập khẩu x % thuế suất ( thuế suất này là thuế suất ưu đãi – Không có C/O hay thuế suất ưu đãi đặc biết – có C/O // Chúng tôi có tư vấn ở phần tra mã HS code ở trên).

+ Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF của hàng hóa nhập khẩu + Thuế nhập khẩu ) x 10%.

+ Trị giá CIF được xác định = Giá trị hàng hóa + tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu như phí xe tải chở hàng ra cảng, phí hoa hồng môi giới, phí khai hải quan quan, phí cước tàu, ….

 

- Quy trình từng bước khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh

Bạn hãy tham khảo những bước cơ bản sau để hiểu thêm về quá trình hoàn thành thủ tục nhập khẩu nhé!

 

* BƯỚC 1. KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN TRÊN PHẦN MỀM KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

- Trước tiên bạn cần đăng ký mã số thuế công ty với Tổng cục hải quan – đổi với trường hợp lần đầu tiên làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu.

- Sau đó, đăng ký thông tin khai báo hải quan – VNACCS tại trang web của tổng cục Hải quan. Bạn có thể alo tổng đài hỗ trợ chữ ký số nơi công ty bạn đang sử dụng để được hỗ trợ - đối với lần đầu doanh nghiệp lần đầu làm thủ tục hải quan hoặc công ty đã khai hải quan rồi nhưng chữ ký số mới gia hạn lại, chữ ký số hư thay chữ ký số mới.

- Căn cứ theo chứng từ nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs code thiết bị vệ sinh. Bạn tiến hành khai báo chính thức lên phần mềm khai báo hải quan điện tử được rồi.

 

* BƯỚC 2. MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NƠI BẠN ĐĂNG KÝ TỜ KHAI

Hệ thống hải quan điện tử sẽ phân luồng tờ khai theo 3 mức: Xanh, Vàng, Đỏ.

* Xanh rủi ro thấp – được phép thông quan ngay

* Vàng rủi ro vừa – phải nộp hồ sơ cho cán bộ hải quan kiểm tra. Ok mới được thông quan

* Đỏ rủi ro cao – vừa phải nộp hồ sơ vừa phải khui hàng tại cảng/sân bay để hải quan kiểm tra thực tế. Hàng đúng, hồ sơ đúng => ok thông quan.

Bạn in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai và thực hiện từng bước theo từng kết quả phân luồng xanh – vàng – đỏ nhé!

hình ảnh thực tế thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh

Hình ảnh thực tế kiểm tra hàng hóa tại cảng khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh

 

* BƯỚC 3. THÔNG QUAN TỜ KHAI HẢI QUAN

Sau khi kiểm tra, kiểm tra hàng hóa nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai hải quan của bạn. Lúc này bạn đóng thuế - căn cứ số thuế trên tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

 

* BƯỚC 4. LẤY HÀNG TẠI CẢNG/SÂN BAY MANG VỀ KHO KINH DOANH

Bạn phải đóng các phí cần thiết để lấy hàng cho cảng/sân bay và các phí của hãng tàu.

Thanh lý tờ khai hải quan với hải quan giám sát kho/bãi tại cảng/sân bay để lấy hàng ra và cho lên xe tải hoặc xe container chở hàng về.

Bước 4 là bước cuối cùng của thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh.

 

* Note: Một số trường hợp hải quan nghi ngờ giá trị hàng hóa khai báo thấp hơn so với giá thị trường. Khi đó bạn sẽ phát sinh trường hợp tham vấn giá. Khi đó ở Bước 3: Tờ khai của bạn không phải là thông quan mà là giải phóng hàng.

Khi bạn tham vấn giá xong có 2 trường hợp xảy ra:

- Nếu hải quan tham vấn đồng ý giá bạn khai báo là hợp lý => Tờ khai hải quan của bạn thông quan, kết thúc nghiệp vụ.

– Nếu hải quan tham vấn không đồng ý giá bạn khai báo và ra kết quả tham vấn yêu cầu tăng giá khai báo => Bạn phải làm điều chỉnh tờ khai hải quan tăng giá, nộp thuế bổ sung, nộp phạt- nếu có… hoàn thành xong tờ khai của bạn mới được thông quan, kết thúc nghiệp vụ.

 

=> HÃY LIÊN HỆ TRUMXNK.COM ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VỆ SINH.

  • Mr Hiệp – 0986.833.155 ĐT/Zalo
  • Email: Trumxnk@trumxnk.com

 

dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ

Nếu bạn cần Vận Chuyển Hàng Từ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM hãy liên hệ CHÚNG TÔI !!!!!!!!!!!!!!!!!! 

smiley Liên hệ : Hiệp (Mr) - 0986 833 155

heartmail  Mail: TRUMXNK@TRUMXNK.COM

enlightened kiss Zalo : 0986 833 155

enlightenedenlightened  Skype : Henryhiep.456

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha