VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM | GIÁ - THỜI GIAN VẬN CHUYỂN - KHAI HẢI QUAN VÀ THUẾ

VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM | GIÁ - THỜI GIAN VẬN CHUYỂN - KHAI HẢI QUAN VÀ THUẾ. Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Ngày đăng: 15-06-2020

8,207 lượt xem

VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM | GIÁ - THỜI GIAN VẬN CHUYỂN - KHAI HẢI QUAN VÀ THUẾ

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã ghé thăm website của mình.

Mình là Hiệp làm sales trong lĩnh vực logistics.

Mong được hợp tác và học hỏi thêm từ bạn trong quá trình làm XNK nhé!

 

sad Bạn đang đặt hàng từ nhà cung cấp tại Trung Quốc, hàng sắp sản xuất xong cần tìm phương án vận chuyển hàng tốt nhất từ Trung Quốc về Việt Nam? 

sad Bạn vẫn còn nhiều điều chưa rõ liên quan đến thủ tục Hải Quan nhập khẩu?

sad Mặt hàng này mình nhập về có được hưởng mức thuế 0% hay không?

enlightened Bạn hãy tham khảo bài viết bên dưới của mình nhé!.

Mục Lục: 

1) Những phương án tốt nhất để vận chuyển hàng hóa của bạn từ Trung Quốc về Việt Nam là gì?

1.1) Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam

1.2) Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Trung Quốc về Việt Nam

2) Thủ tục hải quan xuất khẩu tại Trung Quốc

2.1) Chi phí thông quan sẽ là bao nhiêu?

2.2) Hàng hóa bạn muốn nhập có được chính phủ Trung Quốc cho phép xuất khẩu không?

3/ Thủ tục hải quan nhập khẩu ở Việt Nam

3.1/ Cách xác định hàng của bạn được phép nhập khẩu vào Việt Nam không?

3.2/ Các loại thuế bạn phải nộp khi nhập khẩu?

3.3/ Làm cách nào để được giảm thuế nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về?

3.4/ Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam gồm bao nhiêu bước?

3.5/ Chi phí khai hải quan hàng nhập khẩu

3.6) Hồ sơ để thông quan hàng hóa gồm những gì?

4) Dành cho nhà nhập khẩu lần đầu từ Trung Quốc về Việt Nam.

4.1) Bạn có cần xin giấy phép nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam không?

4.2) Bạn có cần một công ty khai thuê hải quan hay không?

4.3 ) Bạn có phải thành lập doanh nghiệp để nhập khẩu hàng không? Làm sao để khai hải quan được?

4.4) Bạn có nên mua bảo hiểm cho việc vận chuyển hàng hóa của mình từ Trung Quốc về Việt Nam không?

4.5) Bạn nên thanh toán bằng hình thức nào cho đối tác bên Trung Quốc?

4.6) Bạn cần cung cấp thông tin gì để công ty vận chuyển báo giá vận chuyển hàng từ Canada về Việt Nam?

4.7) Bạn có thể thay đổi địa chỉ giao nhận hàng sau khi quá trình chuyển tiền đã bắt đầu không?

4.8) Làm cách nào bạn có thể đảm bảo rằng bạn đã chọn đúng công ty bán hàng / nhà cung cấp / nhà máy uy tín để mua? 

4.9) Đóng gói hàng hóa và nhãn mác hàng hóa như thế nào là hợp lý?

5) Kết luận

 

GIÁ - THỜI GIAN VẬN CHUYỂN - KHAI HẢI QUAN VÀ THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM

 

1) Những phương án tốt nhất để vận chuyển hàng hóa của bạn từ Trung Quốc về Việt Nam là gì?

1.1) Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Trung Quốc nước láng giềng đã quá quen thuộc với mỗi người Việt Nam chúng ta. Họ là nước đông dân nhất thế giới, với dân số trên 1 tỉ người. Trung Quốc có đường biển dài, giáp với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Với vị thế là công xưởng của thế giới, lượng hàng hóa xuất khẩu cũng như nhập khẩu của Trung Quốc rất lớn. Phương thức vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ Trung Quốc về Việt Nam chúng ta là đường biển. Vì khoảng cách địa lý ngắn, cần ít thời gian vận chuyển; chi phí vận chuyển hàng rẻ, giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí hơn.

Các cảng chính của Trung Quốc dọc từ bắc xuống nam gồm:  Dalian, Tianjin, Yantai, Qingdao, Lianyungang, Shanghai, Ningbo, Wenzhou, Xiamen, Shantou, Shenzhen, Guangzhou, Hongkong, Zhuhai, Zhanjiang, Haikou

 

1.1.1/  Thời gian vận chuyển đường biển từ cảng Trung Quốc về Cảng Việt Nam

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Với số lượng cảng biển rất lớn, mình xin đưa ra thời gian vận chuyển từ một số cảng lớn để bạn tham khảo. Giúp bạn tính toán tốt hơn thời gian nhận được hàng từ khi hàng lên tàu tới khi về Việt Nam. Khi đó, bạn sẽ chủ động trong việc ký kết hợp đồng cũng như chốt thời gian giao hàng với đối tác.

Note: Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường biển hay gặp phải việc tới trễ hơn dự kiến hay tàu bị Delay – thời gian chậm thường khoảng 2-3 ngày. Trường hợp này hay gặp khi bạn đi những chuyển tàu Transit, còn tàu đi Direct ít bị delay hơn. Bạn nên dự trù thêm khoảng thời gian này vào lịch trình giao nhận hàng hóa của mình nhé!.

 

Thời gian vận chuyển từ các cảng biển chính tại Trung Quốc về cảng HCM, Việt Nam

Transit Time

Carrier

Departure

Arrival

10-13 days

CMA, COSCO, OOCL…

Dalian

Ho Chi Minh

11 days

YML, MCC, CMA, …

Tianjin

Ho Chi Minh

8-11 days

CMA, CNC, COSCO…

Yantai

Ho Chi Minh

9-10 days

COSCO, SML, MCC…

Qingdao

Ho Chi Minh

8-17 days

CNC, COSCO…

Lianyungang

Ho Chi Minh

5-7 days

NAMSUNG, CK, TSL…

Shanghai

Ho Chi Minh

5-7 days

KMTC, HMM, IAL…

Ningbo

Ho Chi Minh

6-9 days

MCC, CMA, CNC…

Wenzhou

Ho Chi Minh

3-5 days

PIL, OOCL, YML…

Xiamen

Ho Chi Minh

2 -5 days

CNC, COSCO, APL…

Shantou

Ho Chi Minh

2-4 days

EMC, COSCO, IAL

Shenzhen

Ho Chi Minh

3 -4 days

OOCL, TS LINE

Hongkong

Ho Chi Minh

3-4 days

COSCO, HMM

Guangzhou

Ho Chi Minh

5-7 days

APL, CNC, COSCO…

Zhanjiang

Ho Chi Minh

6-8 days

ONE, CMA, CNC…

Haikou

Ho Chi Minh

 

Thời gian vận chuyển từ các cảng biển chính của Trung Quốc về Hải Phòng, Việt Nam

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Transit Time

Carrier

Departure

Arrival

7-11 days

EMC, APL, YANGMING

Dalian

Hai Phong

9-11 days

OOCL, COSCO

Tianjin

Hai Phong

2-4 days

HAPAG LLOYD, APL…

Yantian

Hai Phong

7-9 days

ALIANCA, CNC, APL…

Qingdao

Hai Phong

6-8 days

APL, EMC, COSCO…

Lianyungang

Hai Phong

3-5 days

SML, CNC, CMA…

Shanghai

Hai Phong

4-6 days

CNC, APL, OOCL…

Ningbo

Hai Phong

7-9 days

CNC, CMA, EMC…

Wenzhou

Hai Phong

3-5 days

APL, MCC, ONE…

Xiamen

Hai Phong

3-5 days

YANGMING, COSCO…

Shantou

Hai Phong

2-4 days

CNC, COSCO, CMA…

Shenzhen

Hai Phong

1-2 days

COSCO, APL, CNC…

Hongkong

Hai Phong

2-4 days

APL, COSCO, YML…

Guangzhou

Hai Phong

2-4 days

ONE,YANGMING,…

Zhanjiang

Hai Phong

4-6 days

WANHAI, CNC, ONE

Haikou

Hai Phong

 

Thời gian vận chuyển từ các cảng biển chính của Trung Quốc về Đà Nẵng, Việt Nam

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Transit Time

Carrier

Departure

Arrival

11-14 days

CNC, APL, CMA…

Dalian

Da Nang

10-31 days

OOCL, COSCO

Tianjin

Da Nang

8-14 days

CMA, CNC, MCC

Yantai

Da Nang

7-9 days

COSCO, WHL, CNC

Qingdao

Da Nang

8-11 days

CNC, CMA, YML

Lianyungang

Da Nang

5-8 days

ZIM, APL, YML

Shanghai

Da Nang

4-6 days

GSL, APL, ZIM

Ningbo

Da Nang

7-9 days

CNC, CMA, APL

Wenzhou

Da Nang

1-3 days

APL, YML, WHL

Xiamen

Da Nang

4-6 days

WHL, YML, EMC

Shantou

Da Nang

3-5 days

CMA, CNC

Shenzhen

Da Nang

1-3 days

APL, CNC, CMA

Hongkong

Da Nang

4-11 days

YANGMING

Guangzhou

Da Nang

5-7 days

APL, CNC

Zhanjiang

Da Nang

7-17 days

CNC, HAPAG-LLOYD

Haikou

Da Nang

 

Thời gian vận chuyển từ cảng biển chính của Trung Quốc về cảng Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Transit Time

Carrier

Departure

Arrival

15-18 days

CNC, EMC, CMA

Dalian

Qui Nhon

15-30 days

MCC, CNC, APL

Tianjin

Qui Nhon

4-11 days

HPL, MSC, CMA

Yantai

Qui Nhon

12-18 days

APL, CMA, CNC

Qingdao

Qui Nhon

14-20 days

EMC, APL,MCC

Lianyungang

Qui Nhon

4-7 days

CMA, APL, CNC

Shanghai

Qui Nhon

11-16 days

EMC, MCC, CMA

Ningbo

Qui Nhon

days

NO SERVICE

Wenzhou

Qui Nhon

4-20 days

CMA, HPL, MCC

Xiamen

Qui Nhon

5-13 days

CMA, EMC, APL

Shantou

Qui Nhon

4-6 days

CMA, OOCL

Shenzhen

Qui Nhon

2-7 days

MSC, CMA, APL

Hongkong

Qui Nhon

4-9 days

CMA, APL

Guangzhou

Qui Nhon

6-15 days

CMA, MCC, HPL..

Zhanjiang

Qui Nhon

7-11 days

CMA, APL

Haikou

Qui Nhon

 

* Bạn có thể liên hệ với Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 để biết chính xác hơn về thời gian vận chuyển hàng tại thời điểm hiện tại từ Trung Quốc về Việt Nam

 

1.1.2/  Bạn muốn vận chuyển đường biển bằng container hay hàng lẻ từ Trung Quốc về Việt Nam?

1.1.2.1) LCL là gì?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Hàng hóa của bạn quá ít, không đủ đóng trong một container. Bạn lại không muốn tốn chi phí để thuê nguyên một container để gửi hàng, bạn muốn gửi nhờ hàng của mình trong một container của ai đó còn dư chỗ để vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Nhưng làm sao biết được ai có container dư chỗ để gửi nhờ đây?

 Để đáp ứng nhu cầu gửi hàng này, các hãng vận chuyển đã phát sinh nghiệp vụ gom hàng lẻ từ các chủ hàng như bạn. Họ gọi là đóng hàng chung container hay hàng lẻ với ký hiệu viết tắt là LCL ( tiếng anh : Less than Container Load).  Hãng vận chuyển sẽ đứng vai trò liên hệ và tập hợp các lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng khác nhau để đóng vào trong một container và vận chuyển về Việt Nam.

Bạn chỉ phải thanh toán cước vận chuyển tương ứng với số lượng hàng hóa của bạn. Phần còn lại sẽ do các chủ hàng khác cùng đóng trong container thanh toán cho bên vận chuyển. Do vậy, bạn tiết kiệm được kha khá chi phí cho vận chuyển rồi!

 

Khi nào sử dụng hình thức vận chuyển hàng lẻ (LCL): 

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

- Hàng hóa có: Tổng thể tích lớn hơn 1cbm và nhỏ hơn 15cbm (khoảng ½ container 20feet)  và trọng lượng lớn hơn 150kg => Khi đó bạn nên ưu tiên gửi hàng lẻ - LCL để tiết kiệm chi phí.

- Hàng hóa của bạn không cần gấp để giao hàng. Có nghĩa là thời gian vận chuyển dài ngày một chút cũng không ảnh hưởng tới hợp đồng bạn đã ký kết với khách hàng. Một số trường hợp, hàng cần gấp bạn  không nên gửi hàng lẻ vì có khả năng hàng tới chậm => Dẫn tới việc bạn phải đền hợp đồng rất nguy hiểm. Nếu gấp tốt nhất bạn nên đi bằng đường hàng không là nhanh nhất.

- Nếu hàng của bạn nhẹ và được chứa trong các thùng carton nhỏ thì không cần thiết phải đóng hàng vào Pallet trước khi chở ra cảng. Bạn chỉ cần ghi và đánh dấu tổng số thùng hàng của mình bằng cách dán Shipping Mark lên các thùng hàng.

- Nếu hàng của bạn có khối lượng lớn, hoặc dài,  hoặc cao mà phải dùng xe nâng mới vận chuyển được. Khi đó bạn phải đóng hàng trên Pallet tại nhà máy ở Trung Quốc. Chằng buộc một cách chắc chắn và cẩn thận. Tránh rủi ro đổ, hư hỏng, mất mát khi vận chuyển ra kho hàng lẻ.

- Đối với hàng dễ vỡ - bạn chèn xốp, vật liệu mềm để hạn chế hư hàng. Đối với hàng có mùi hôi – bạn phải dán kỹ nắp bình, cuốn màng co, dán băng keo để hạn chế tối đa việc bay mùi. Ngoài ra, mặt hàng của bạn là hóa chất hay chất lỏng thì phải chứa trong các bồn kín đảm bảo anh toàn… (vì nếu hàng có mùi, dễ vỡ… bên vận chuyển có thể từ chối không nhận vận chuyển)

 

Bạn liên hệ ai để vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam dưới hình thức LCL này?

 

enlightenedĐối với hàng lẻ nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam, Hiệp đã vận chuyển rất nhiều. Hãy liên hệ Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 để được tư vấn thêm về giá cả, cách đóng hàng, cũng như kiểm tra xem hàng của bạn có được phép vận chuyển bằng hàng lẻ không.

 

1.1.2.2) FCL là gì?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Bạn thuê nguyên một container để đóng hàng hóa của riêng mình và không chung với bất kỳ lô hàng nào khác đó gọi là FCL (Full Container Load). Hàng của bạn có thể đóng trong container 20 feet hoặc nếu hàng nhiều hơn có thể đóng trong container 40 feet.

 

FCL được khuyến nghị trong những trường hợp nào?

- Thứ 1 : Số lượng hàng của bạn lớn. Mức tối thiểu để thuê một container khi thể tích hàng hơn 15CBM hay 15m3. Khi đó, hàng của bạn đã chiếm ½ container 20 feet rồi. Chi phí tính theo từng CBM sẽ rẻ hơn so với khi gửi hàng lẻ.

- Thứ 2:  Đối với các mặt hàng dễ hư hỏng, có giá trị cao hay hàng nguy hiểm trong mốt số trường hợp sẽ không gửi hàng lẻ được. Bạn nên gửi hàng container để đảm bảo an toàn cho hàng hóa của mình.

 

Ưu điểm của gửi hàng container FCL

* Số lượng càng lớn, bạn vận chuyển bằng container giá càng rẻ. Vì khi đó bạn tận dụng được tối đa không gian trong container, giúp chưa được nhiều hàng hơn và cuối cùng là giá thành vận chuyển tính trên từng sản phẩm giảm đi rất nhiều. Bạn lại lời thêm một khoản nữa.

* Do không phải mất thời gian gom hàng lẻ từ các chủ hàng khác nhau. Nên thời gian vận chuyển hàng FCL nhanh hơn so với LCL.

* Dễ bảo quản hàng hóa, đặc biệt đối với hàng dễ dư hỏng do vạ chạm mạnh. Bạn là người chủ động đóng hàng, nên chắc chắn bạn sẽ làm cẩn thận hơn so với các đơn vị khác làm vì bạn đã nắm rõ được đặc tính, cấu tạo, tính chất của sản phẩm rồi.

* Đảm bảo an toàn không mất mát hàng hóa vì hàng của bạn được chứa trong 1 container làm bằng thép. Và được hãng tàu chịu trách nhiệm bảo quản. Bạn cũng đã niêm seal trước khi ra chở container hàng vào cảng để xuất khẩu. Việc mất hàng dễ dàng truy tìm trách nhiệm của ai và người đó phải bồi thường thiệt hại cho bạn.

* Không bị ảnh hưởng bởi mùi lạ, vì khi đóng chúng container rất có khả năng hàng hóa của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các hàng hóa khác. VD: Bạn nhập quần áo về bán mà có mùi lạ thì sao ta???

 

Bạn cần vận chuyển hàng FCL từ Trung Quốc về Việt Nam?

Với nhiều năm vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Bạn sẽ được phục vụ tốt nhất với chi phí tối ưu nhất từ chúng tôi. Hãy alo Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155.

 

1.1.3) Chi phí vận chuyển một container từ Trung Quốc về Việt Nam là bao nhiêu?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

* Việt Nam và Trung Quốc có khoảng cách khá gần nhau. Do đó, chi phí vận chuyển khá rẻ so với gửi hàng từ Châu Âu, Châu Mỹ về Việt Nam ta.

* Giá cước vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam biến động theo chu kỳ có tính mùa vụ. Thời điểm giá cước tăng là các tháng 9, 10, 11, 12, 1, 2 vì đây là thời điểm tập trung nhiều hàng hóa phục vụ cho tết tây, Noel và cả tết ta. Thời điểm giá cước giảm là tháng 3,4 và ổn định vào các tháng 5, 6, 7, 8.

* Giá cước còn phụ thuộc nhiều vào mặt hàng bạn vận chuyển. Hàng hóa chất giá sẽ cao hơn hàng vải, phụ liệu may mặc; Hàng lạnh sẽ mắc hơn hàng khô….

* Giá cước các cảng chính từ Trung Quốc về Việt Nam giao động trong khoảng 50 – 150 Usd/ container 20 feet và khoảng 110 -300Usd/ container 40 feet. Tại một số cảng phụ, giá sẽ cao hơn so với các cảng chính. Đồng thời, cũng ít tàu vận chuyển hàng từ các cảng này về Việt Nam hơn. Để thuận lợi trong vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Bạn nên vận chuyển từ các cảng lớn về nhé!

 

Giá tốt, Giá đẹp, Giá ưu đãi và chính xác bạn hãy liên hệ Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155.

 

1.1.4) Icon logo các hãng tàu quốc tế chuyên vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM

 

Với mối quan hệ tốt với các hãng tàu. Chúng tôi, luôn có giá ưu đãi cho hàng hóa của bạn. Gọi cho Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 nhận ưu đãi.

 

1.1.5) Tóm tắt một số cảng biển chính tại Trung Quốc

Phương thức vận chuyển bằng đường biển được sử dụng tốt nếu:

Thời gian giao hàng không gấp

Khối lượng lô hàng của bạn lớn hơn 2 CBM và trọng lượng nặng hơn 150 kg

 

10 cảng biển lớn tại Trung Quốc

1. Cảng Thượng Hải (Port of Shanghai)

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Cảng Thượng Hải nằm ở cửa ngõ vào đồng bằng sông Dương Tử. Cảng bắt đầu hoạt động 40 năm trước, khi đó chỉ có khả năng xử lý dười 8.000 TEUs/năm. Với sự phát triển thần tốc của kinh tế Trung Quốc và vị trí địa lý nằm gần nhiều nhà máy ở các tỉnh lân cận Chiết Giang và Giang Tô, năm 2017 cảng Thượng Hải đã xử lý 40 triệu TEUs một mức kỷ lục so với các năm trước đây. Đây là cảng bận rộn nhất Trung Quốc và cũng là cảng lớn nhất trên thế giới. Xếp thứ 2 là cảng Singapore với 33.7 triệu TEUs năm 2017.

 

2. Cảng Thâm Quyến (Port of Shenzhen)

Nằm ở tỉnh Quảng Đông, Cảng Thâm Quyến kết nối vùng nội địa phía nam của Trung Quốc với phần lớn thế giới. Được biết đến là cửa ngõ của Châu thổ sông Châu và Hồng Kông, cảng đã xử lý 23,98 triệu TEUs hàng hóa trong năm 2016.

Cảng bao gồm một cảng phía đông và phía tây. Nhưng nhìn chung, nó trải rộng trên 260km bờ biển của thành phố. Khoảng 560 tàu ghé cảng Cảng Thâm Quyến hàng tháng, bao gồm hơn 130 tuyến container quốc tế.

 

3. Cảng Ninh Ba-Zhoushan (Port of Ningbo-Zhoushan)

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Cảng Ninh Ba bao gồm khu vực cảng Vĩnh Giang, khu vực cảng Zhenhai, khu vực cảng Beilun, khu vực cảng Daxie, khu vực cảng Chuanshan và khu vực cảng Meishan, bao gồm các cảng nội địa, bến cảng và cảng biển. Đó là một cảng hiện đại đa chức năng với đầy đủ các bến. Hiện tại, dọc theo bờ biển dài, cảng Ninh Ba sở hữu hơn 330 bến hoạt động, trong đó số lượng bến nước sâu lớn hơn 10.000 DWT lên tới 99 và trên 50.000 DWT 63, vượt trội so với các cảng khác trên toàn Trung Quốc.

Năm 2013, trọng tải hàng hóa của cảng Ninh Ba vượt quá 496 triệu tấn, đứng thứ ba trên ở Trung Quốc và thứ tư trên thế giới; khối lượng container vượt 16,774 triệu TEUs, đứng thứ ba và sáu tại Trung Quốc và trên thế giới.

 

4. Cảng Hồng Kông (Port of Hong Kong)

Hồng Kong từng là cảng đứng đầu thế giới về lưu lượng hàng hóa lưu thông qua cảng. Nhưng tư năm 2004 cảng đã đánh mất vị trí này. Năm 2017 lưu lượng hàng hóa cập cảng yêu hơn so với năm trước đó.

Cảng Hồng Kông từng là một địa điểm để vận chuyển hàng hóa vào và rời khỏi Trung Quốc. Nhưng kể từ khi chính quyền Trung Quốc quyết định tăng cường các dịch vụ của mình tại các cảng đại lục như Thâm Quyến và Thượng Hải, Hông Kong đã giảm sút lượng hàng hóa cập cảng.

 

5. Cảng Quảng Châu (Port of Guangzhou)

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Cảng Quảng Châu được coi là cảng chính ở khu vực châu thổ sông Châu Giang. Nó xử lý chủ yếu là sản xuất, công nghiệp và nông sản. Trong năm 2016, Cảng đã xử lý 17,59 triệu TEUs.

Với vị trí địa lý thuận lợi, hàng hóa xuất nhập khẩu của các tỉnh lân cận như Vân Nam, Tứ Xuyên, Giang Tây, Quý Châu và Quảng Tây cũng đi qua Cảng Quảng Châu giúp cho cảng phát triển nhanh chóng.

 

6. Cảng Thanh Đảo (Port of Qingdao)

Các cảng Thanh Đảo nổi tiếng là một cảng trung chuyển đặc sản và hàng lạnh quốc tế. Nó nằm trong lưu vực sông Hoàng Hà ở phía đông tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc. Trong năm 2016, nó đã xử lý 17,44 triệu TEUs.

Nó được trang bị một cầu cảng lớn để xử lý quặng sắt với kế hoạch phát triển nó thành nhà cảng xử lý quặng sắt lớn nhất thế giới. Thanh Đảo đứng thứ sáu trên thế giới về vận chuyển quặng kim loại và có các tuyến vận chuyển tới hơn 700 cảng trên khắp thế giới.

 

7. Cảng Thiên Tân (Port of Tianjin)

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Đây là cảng lớn nhất ở miền bắc Trung Quốc, phục vụ 11 tỉnh phía bắc cũng như Mông Cổ. Nó trước đây được gọi là Cảng Tangu và là cửa ngõ hàng hải chính đến Bắc Kinh. Hiện tại, nó có diện tích 100 km2, là cảng biển nhân tạo lớn nhất ở Trung Quốc và cũng là một trong những cảng có hàng hóa lưu thông nhiều nhất, đóng vai trò là một liên kết giữa Đông Bắc Á và Trung và Tây Á.

 

8. Cảng Đại Liên (Port of Dalian)

Nằm ở cửa vịnh Bohai, cảng Đại Liên là một cảng nước sâu ở phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh và là cảng lớn nhất ở đông bắc Trung Quốc. Đây là trung tâm trung chuyển container lớn thứ hai ở Trung Quốc đại lục.

Bên cạnh việc kết nối với các cảng tại hơn 160 quốc gia, nó cũng phục vụ các cảng biển nằm ở phía bắc và phía đông châu Á và Vành đai Thái Bình Dương. Đây là cảng lớn nhất không có băng ở phía bắc Trung Quốc về quy mô, và là một trong năm cảng lớn nhất nước này.

 

9. Cảng Hạ Môn (Port of Xiamen)

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng hóa quốc tế nhập khẩu về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Các cảng Hạ Môn nằm trên cửa sông Jiulongjiang ở tỉnh Phúc Kiến. Với vị trí là cảng biển gần nhất với Đài Loan, đây là cảng đại lục đầu tiên bắt đầu vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến cảng Cao Hùng của Đài Loan.

Trải dài khoảng 30 km dọc theo bờ biển, cảng phục vụ hơn 65 tuyến vận chuyển và kết nối với hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Trung bình, nó xử lý 469 lượt tàu ra vào mỗi tháng.

 

10. Cảng Dinh Khẩu (Port of Yingkou)

Cảng phía đông bắc Trung Quốc này đã xử lý 5,92 triệu TEUs trong năm 2016 và tiếp tục phát triển. Là cảng lớn thứ hai ở khu vực đông bắc Trung Quốc sau cảng Đại Liên, đây là một cơ sở nhập khẩu chính cho một số khu vực của Mông Cổ.

Năm 2015, cảng Dinh Khẩu lọt vào danh sách 50 cảng container hàng đầu thế giới. Các loại hàng hóa chính của nó bao gồm ngũ cốc, đường, khoáng sản, than, thép, và xe nhập khẩu.

 

1.2) Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Trung Quốc về Việt Nam

Đường hàng không có hai hình thức gửi hàng chính: Gửi air cargo và gửi chuyển phát nhanh. À! còn có hình thức gửi hàng xách tay nữa – Do mình không làm về xách tay nên sẽ không đề cập tới trong bài viết.

Bạn đọc bài viết của mình trong phần dưới nhé!

 

1.2.1) So sánh giữa chuyển phát nhanh và air cargo

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

- Về thời gian vận chuyển: Chuyển phát nhanh – tối đa mất 3 ngày để gửi từ Trung Quốc về Việt Nam, gửi air cargo mất 1-5 ngày. Như trong bảng liệt kể thời gian vận chuyển bằng đường biển ở trên, các bạn sẽ thấy, với một số cảng biển có dịch vụ đi thẳng về Việt Nam và khoảng cách địa lý gần như Quảng Đông, thời gian vận chuyển đường biển cũng chỉ mất 2-3 ngày. Có thể nói thời gian đi sea chỉ chậm hơn chút xíu so với đi hàng air. Bạn cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp để tiết kiệm chi phí của mình.

- Với những lô hàng có số kg nhỏ hơn 50 bạn nên gửi chuyển phát nhanh sẽ thuận lợi hơn. Vì bên chuyển phát nhanh sẽ đến kho hàng bên Trung Quốc nhận hàng và vận chuyển về Việt Nam cho bạn. Chi phí nhận hàng tại kho đã bao gồm trong tiền cước. Chi phí này so với việc thuê xe tải đến nhận hàng chắc chắn rẻ hơn rồi.

- Với những lô hàng có số kg từ 50-100kg : Bạn muốn chọn hình thức chuyển phát nhanh hoặc air cargo đều được. Vì khi tính tổng chi phí hai hình thức này chênh nhau không nhiều.

- Với những lô hàng có số kg lớn hơn 100kg : Bạn nên gửi air cargo để tiết kiệm chi phí nhé.

- Thủ tục hải quan hàng air cargo phức tạp hơn hàng chuyển phát nhanh.

- Đối với các loại hàng hóa nguy hiểm theo quy định của IATA, người gửi hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn thì hãng hàng không mới nhận. Do đó, bạn không chuyên gửi hàng air có thể sẽ khó khăn trong việc cung cấp các hồ sơ cần thiết để gửi hàng.

- Đối với hàng quá nặng, quá khổ việc vận chuyển bằng đường hàng không có thể không thực hiện  được. Hoặc quá trình check giá, check chỗ tương đối lâu.

 - Các công ty chuyển phát nhanh chính trên thị trường gồm : DHL, Fedex, TNT,UPS.

- Công ty vận chuyển air cargo là các hãng hàng không có dịch vụ vận chuyển hàng hóa như: VN airline, Vietjet, Jetstar, Quatar airline….

 

1.2.2) Khi nào bạn chọn chuyển phát nhanh? Khi nào bạn chọn air cargo?

- Nếu hàng hóa của bạn có trọng lượng nhẹ hơn 50kg và kích thước dưới 0.5 CBM thì vận chuyển hàng bằng chuyển phát nhanh từ Trung Quốc về Việt Nam sẽ là lựa chọn tốt.

- Nếu kích thước hàng hóa lớn hơn 0.5CBM và nặng hơn 50kg – 500kg thì vận chuyển bằng air cargo sẽ hiệu quả hơn

- Nếu hàng hóa của bạn có kích thước lớn hơn 2 CBM và nặng hơn 500 kg, vận chuyển bằng đường biển sẽ có lợi hơn so với đường hàng không.

 

1.2.3) Bạn có biết trọng lượng hàng hóa khi vận chuyển hàng air được tính ra sao không?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

* Trọng lượng tính theo KG sẽ là đơn vị tính cước vận chuyển của hàng air. Giá hàng air sẽ chia ra theo từng mức : 0-45 kg, 45-100kg, 100-300kg, 300-500kg, 500-1000kg  và lớn hơn 1000kg.

* Trọng lượng được tính theo 2 cách : trọng lượng thực tế của hàng hóa và trọng lượng quy đổi từ thể tích ra số kg. Trọng lượng nào lớn hơn sẽ là trọng lượng được lấy để tính tiền cước bạn nhé!

- Trọng lượng thực tế rất đơn giản để xác định, chỉ cần kéo hàng lên cân là biết ngay số kg hàng của mình. Quá đơn giản phải không!!!

- Trọng lượng quy đổi từ thể tích ra số kg cũng đơn giản. Dựa theo công thức : air cargo : Dài x rộng x cao (cm)/6000 = xxx kg; air chuyển phát nhanh: Dài x rộng x cao (cm)/5000 = xxx kg. Bạn đo 3 cạnh của lô hàng rồi áp dụng công thức sẽ tính được số kg hàng hóa của mình.

VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM

 

1.2.4) Chi phí vận chuyển hàng  từ Trung Quốc về Việt Nam bao nhiêu?

Để có được báo giá chính xác bạn cần cung cấp các thông tin như :

+ Xác định mặt hàng của bạn là gì? Hàng thường hay hàng nguy hiểm?

+ Xác định kích thước hàng hóa, càng chi tiết càng tốt. Vì thùng chứa hàng trên máy bay có kích thước giới hạn, nếu quá dài hoặc quá cao sẽ không thể chứa được.

+ Xác định trọng lượng thực tế hàng hóa bằng cách cân tại kho của bạn.

+ Căn cứ theo hợp đồng, bạn cung cấp điều kiện Incoterm đã ký với đối tác là gì? VD EXW, FOB, CIF… để biết chính xác có cần báo giá khai hải quan, báo giá trucking tại Trung Quốc hay không?

+ Xác định xem có cần dịch vụ đóng hàng, kiểm tra, chụp hình hàng hóa trước khi lên máy bay hay không?

* Vận chuyển bằng air line phụ thuộc nhiều yếu tố từ trọng lượng hàng hóa, kích thước hàng cho đến chủng loại hàng. Do vậy, bạn hãy chuẩn bị các thông tin chi tiết và cẩn thận trước khi hỏi giá. Thông tin chính xác giúp cho bạn nhận được báo đúng so với thực tế hàng hóa, tránh trường hợp báo giá 1 đồng nhưng khi hàng ra đến sân bay kiểm tra lại giá tăng lên 2 đồng.

* Với số lượng hàng hóa vận chuyển liên tục bằng đường hàng không, chúng tôi có được mức giá canh tranh từ các hãng air line và công ty chuyển phát nhanh. Bạn hãy hợp tác với chúng tôi để được hưởng mức giá tốt này.

 

 Do đó, để có báo giá tốt cho lô hàng của bạn hãy liên hệ Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 để mình hỗ trợ nhé!

 

1.2.5) Thời gian vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

1.2.5.1)  Thời gian vận chuyển hàng air cargo?

- Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều đường bay trực tiếp kết nối các cảng chính của hai nước. Do đó, thời gian vận chuyển bằng đường air sẽ rất nhanh. Bạn cần hàng gấp nên chọn phương án này để thuận lợi trong kinh doanh.

- 1-5 ngày là thời gian cần thiết để vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường hàng không. Giá cả và thời gian vận chuyển luôn xong hàng cùng nhau. Thời gian vận chuyển nhanh giá sẽ cao và ngược lại.

- Do đặc thù của hàng air là nhanh, bạn phải chuẩn bị hồ sơ và hoàn thành thủ tục hải quan tại sân bay sớm để tránh trường hợp rớt hàng!

 

1.2.5.2)  Thời gian vận chuyển hàng chuyển phát nhanh?

Nghe tên là thấy nhanh rồi. Chuyển phát nhanh cơ mà! Bạn chỉ mất từ 1-3 ngày là hàng hóa về đến Việt Nam rồi. Bạn hãy đóng gói hàng hóa cẩn thận và cung cấp thông tin liên hệ cũng như hồ sơ chính xác để nhân viên chuyển phát nhanh đến nhận hàng đúng địa chỉ và đúng thời gian.

 

  Logo công ty dịch vụ chuyển phát nhanh từ Trung Quốc về Việt Nam

VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM

1.2.6) Các sân bay quốc tế lớn ở Trung Quốc 

1.2.6.1) Sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh (Beijing Capital International Airport)

Mã sân bay IATA: PEK; Mã sân bay ICAO: ZBAA

Địa chỉ: Quận Shunyi, phía đông bắc Bắc Kinh, cách khu vực trung tâm thành phố 32 km;

Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh là sân bay bận rộn nhất châu Á, với hơn 70 hãng hàng không bay đến hơn 200 thành phố trên toàn thế giới. Sân bay có ba nhà ga. Nhà ga số 1 được sử dụng cho các chuyến bay nội địa, trong khi Nhà ga số 2 chủ yếu được sử dụng cho China Southern Airlines, China Eastern Airlines và các thành viên SkyTeam và các chuyến bay nội địa và quốc tế khác. Nhà ga số 3, nhà ga mới nhất, phục vụ các thành viên của Air China, Star Alliance và Oneworld và các chuyến bay nội địa và quốc tế khác.

 

1.2.6.2) Sân bay quốc tế Thượng Hải Phố Đông (Shanghai Pudong International Airport)

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Mã sân bay IATA: PVG; Mã sân bay ICAO: ZSPD

Địa chỉ: Pudong New District, cách khu vực trung tâm thành phố Thượng Hải 30 km; 52 km từ sân bay Hồng Kiều Thượng Hải

Sân bay quốc tế Shanghai Pudong là một trong ba sân bay lớn nhất Trung Quốc. Cung cấp các chuyến bay đến hơn 60 điểm đến trong nước và 70 điểm đến quốc tế và khu vực. Nó bao gồm hai nhà ga, Terminal 1 và Terminal 2.

 

1.2.6.3) Sân bay quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải (Shanghai Hongqiao International Airport)

Mã sân bay IATA: SHA; Mã sân bay ICAO: ZSSS

Địa chỉ: Đường Hồng Kiều, quận Changning, Thượng Hải; 13 km từ khu vực trung tâm thành phố Thượng Hải; 52 km từ sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải

Sân bay quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải là sân bay nội địa chính phục vụ Thượng Hải và là trung tâm của China Eastern Airlines, Shanghai Airlines, Juneyao Airlines và Spring Airlines. Nó có hai nhà ga - nhà ga 1 và nhà ga 2. Nhà ga 1 được sử dụng cho Spring Airlines và các chuyến bay cho Nhật Bản, Hàn Quốc; và Terminal 2 được sử dụng cho hầu hết các hãng hàng không.

 

1.2.6.4) Sân bay quốc tế Thành Đô Shuangliu (Chengdu Shuangliu International Airport)

Mã sân bay IATA: CTU; Mã sân bay ICAO: ZUUU

Địa chỉ: Sân bay North Road, Quận Shuangliu, Thành Đô; 16 km về phía tây nam của thành phố Thành Đô

Sân bay quốc tế Thành Đô Shuangliu là trung tâm hàng không bận rộn nhất ở miền Tây Trung Quốc. Có tất cả 241 tuyến bay, 78 trong số đó là các tuyến quốc tế. Nó có hai nhà ga - Nhà ga 1 và Nhà ga 2. Nhà ga 1 được sử dụng cho hãng hàng không Tứ Xuyên, các chuyến bay quốc tế và các chuyến bay cho Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan; và Terminal 2 được sử dụng cho các hãng hàng không nội địa trừ hãng hàng không Tứ Xuyên.

 

1.2.6.5) Sân bay quốc tế Hong Kong (Hong Kong International Airport)

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Mã sân bay IATA: HKG; Mã sân bay ICAO: VHHH

Địa chỉ: trên đảo Chek Lap Kok, Hồng Kông

Sân bay quốc tế Hồng Kông, còn được gọi là Sân bay Chek Lap Kok, là trung tâm chính của Cathay Pacific, Dragon Air, Hong Kong Airlines và Hong Kong Express Airways. Đây là thành phố tập trung của nhiều hãng hàng không, bao gồm China Air, China Eastern, China Southern, v.v ... Nó được kết nối với khoảng 180 điểm đến, bao gồm 47 điểm trong lục địa, thông qua khoảng 1100 chuyến bay hàng ngày của hơn 100 hãng hàng không.

 

1.2.6.6) Sân bay quốc tế Xian Xianyang (Xian Xianyang International Airport)

Mã sân bay IATA: XIY; Mã sân bay ICAO: ZLXY

Địa chỉ: Quận Dizhang, Quận Weicheng, Thành phố Xianyang; 47 km từ khu vực trung tâm thành phố Xian;

Sân bay quốc tế Xian Xianyang là sân bay lớn nhất ở Tây Bắc Trung Quốc và là trung tâm của China Eastern Airlines, China Southern Airlines, Joy Air và Hhai Airlines. Sân bay có các chuyến bay đến 68 thành phố trong nước với 155 hãng hàng không và 11 thành phố quốc tế với 10 hãng hàng không.

 

1.2.6.7) Sân bay quốc tế Côn Minh (Kunming Changshui International Airport)

Mã sân bay IATA: KMG; Mã sân bay ICAO: ZPPP

Địa chỉ: Làng Chang Thủy, huyện Guandu, Côn Minh; 25 km từ trung tâm thành phố Côn Minh

Sân bay quốc tế Côn Minh Chang Shui, sân bay trung tâm cửa ngõ quốc gia, là cửa ngõ vào Đông Nam Á và Nam Á. Đó là trung tâm của China Eastern Airlines, Kunming Airlines, Lucky Air, Tứ Xuyên Airlines, Ruili Airlines, China Air, China Southern Airlines, v.v ... Các chuyến bay được kết nối Côn Minh với Lijiang, Dali, Shangri-La, Xishuangbanna, Thành Đô, Quế Lâm, Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều thành phố trong nước và các thành phố quốc tế, như Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore, Soul và nhiều hơn nữa.

 

1.2.6.8) Sân bay quốc tế Baiyun Quảng Châu (Guangzhou Baiyun International Airport)

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Mã sân bay IATA: CAN; Mã sân bay ICAO: ZGGG

Địa chỉ: Huyện Huadu, Quảng Châu

Sân bay quốc tế Baiyun Quảng Châu là sân bay bận rộn thứ hai ở Trung Quốc. Đây là trung tâm chính của China Southern Airlines và là thành phố trọng tâm của Thâm Quyến Airlines, Hải Nam Airlines và China Air. Sân bay quốc tế Baiyun Quảng Châu có 130 hãng hàng không, bao gồm 86 hãng hàng không nội địa và khoảng 50 hãng hàng không quốc tế và khu vực.

 

1.2.6.9) Sân bay quốc tế Bao Bao'an Thâm Quyến (Shenzhen Bao’an International Airport)

Mã sân bay IATA: SZX; Mã sân bay ICAO: ZGSZ

Địa chỉ: Huyện Baoastan, Thâm Quyến; 32 km từ trung tâm thành phố Thâm Quyến

Sân bay quốc tế Bao Baoan Thâm Quyến là trung tâm của hãng hàng không Thâm Quyến và là thành phố tập trung của China Southern Airlines và Hhai Airlines. Hiện tại, có 107 hãng hàng không đến khoảng 80 điểm đến, trong nước và quốc tế. Các điểm đến quốc tế và khu vực bao gồm Osaka, Soul, Kuala Lumpur, Sabah, Bangkok, Singapore, Bali, đảo Phuket, Mauritius, Hồ Chí Minh, vv Các chuyến bay có sẵn cho Macau, Đài Bắc, Đài Trung và Cao Hùng.

 

1.2.6.10) Sân bay quốc tế Hàng Châu Tiêu Sơn (Hangzhou Xiaoshan International Airport)

Mã sân bay IATA: HGH; Mã sân bay ICAO: ZSHC

Địa chỉ: Quận Tiêu Sơn, Hàng Châu; Cách trung tâm thành phố Hàng Châu 27 km về phía đông

Sân bay quốc tế Hàng Châu Tiêu Sơn có các chuyến bay đến 86 thành phố trong nước, 35 điểm đến quốc tế và khu vực. Nó bao gồm hai nhà ga - Nhà ga A và Nhà ga B. Nhà ga A được sử dụng cho các chuyến bay quốc tế và khu vực trong khi Nhà ga B dành cho tất cả các chuyến bay nội địa đến và đi từ sân bay này.

 

2) Thủ tục hải quan xuất khẩu tại Trung Quốc khi vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

2.1) Chi phí thông quan sẽ là bao nhiêu?

Chi phí làm hải quan hàng xuất tại Trung Quốc thường được thu trong khoảng 75 – 120 Usd/ lô hàng. Chi phí trên chỉ là phí dịch vụ làm hải quan – công làm, chưa bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí và đặc biệt trong trường hàng bị hải quan Trung Quốc kiểm sẽ có thể phát sinh thêm chi phí.

 

2.2) Hàng hóa bạn muốn nhập có được chính phủ Trung Quốc cho phép xuất khẩu không?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

- Người bán hàng là người hiểu rõ nhất sản phẩm của họ có được phép xuất khẩu hay không. Bạn liên hệ với người bạn trước tiên để tìm hiểu thật kỹ vấn đề này.

- Nếu người bán không chắc chắn, bạn yêu cầu người bán gửi catalogue sản phẩm, hình ảnh cho bạn. Sau đó, mình gửi cho đại lý tại Trung Quốc kiểm tra xem hàng của bạn có được phép xuất khẩu hay không? Có chịu thuế xuất khẩu hay không? Họ là người chuyên làm thủ tục hải quan sẽ biết và tư vấn cho bạn chính xác.

- Việt Nam và Trung Quốc là thành viên của WTO. Cả hai nước đều sử dụng Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, thường được gọi tắt là hệ thống hài hòa hoặc hệ thống HS, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức hải quan thế giới. Các mã số của hệ thống hài hòa được gọi là mã HS. Thường được mọi người gọi là HS code sản phẩm.

Sản phẩm hàng hóa tại Trung Quốc được quy định với Hs code có 13 chữ số gồm 6 số đầu mô tả chung về hàng hóa trong hệ thống quốc tế nghĩa là tất cả các nước đều giống nhau, 7 số cuối cùng là ký hiệu riêng của Trung Quốc để quản lý sản phẩm trong lãnh thổ đất nước của họ.

Ví dụ, mã HS của một quả Lê là 080830 1000101, hình dưới đây mô tả HS code sản phẩm này:

VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM

 

Bạn có thể tham khảo thêm tại trang web của cơ quan hải quan Trung Quốc theo link sauhttp://english.customs.gov.cn/

VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM

Huy hiệu của Hải quan Trung Quốc

 

3/ Thủ tục hải quan nhập khẩu ở Việt Nam khi vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

 

3.1/ Cách xác định hàng của bạn được phép nhập khẩu vào Việt Nam không?

Vấn đề đầu tiên khi bạn muốn nhập hàng về Việt Nam là phải xác định xem mặt hàng bạn muốn nhập có được sự cho phép của Nhà Nước để được nhập khẩu hay không. Bạn làm theo hướng dẫn bên dưới sẽ dần dần tìm ra. Với một rừng văn bản, nếu bạn không thấy cũng đừng nản nhé! Tiếp tục tìm sẽ thấy!

 

Bước 1 : Xác định hàng của bạn có thuộc danh mục cấm nhập khẩu hay không?

- Đầu tiên, bạn hãy tham khảo danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu của Việt Nam. Vào thời điểm hiện tại, bạn hãy đọc và tìm hiểu kỹ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và các nghị định, văn bản khác.

- Tuy mặt hàng cấm nhập khẩu được quy định trong Nghị định 69/2018 nhưng không chi tiết, mà chỉ là tên gọi chung một nhóm sản phẩm nào đó. Để biết chính xác bạn hãy kiểm tra danh sách các mặt hàng cấm nhập của từng bộ. Vd: Mặt hàng nông sản là bộ Nông nghiệp; dược phẩm, thuốc chữa bệnh… của bộ Y tế và nhiều bộ khác nữa

- Những văn bản luật này thay đổi theo từng thời kỳ. Bạn cần kiểm tra vào thời điểm hiện tại văn bản nào đang có hiệu lực để đọc và phân tích nhé!

 

Bước 2 : Xác định hàng của bạn có phải xin giấy phép nhập khẩu hay thuộc danh mục nhập khẩu có điều kiện hay không?

- Hãy kiểm tra sản phẩm bạn nhập khẩu có cần giấy phép nhập khẩu hay không? Vd : Thuốc lá, xì gà bạn không thể nào nhập khẩu số lượng lớn, theo đường chính ngạch được vì đây là mặt hàng nhập khẩu cần có giấy phép nhập khẩu của bộ Công thương. Thời điểm hiện tại, Bạn tham khảo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và các nghi định liên quan.

- Sau khi kiểm tra xong phần giấy phép nhập khẩu, bạn lại phải chú ý đến các điều kiện để được phép lưu hành sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Bạn phải kiểm tra xem sản phẩm của mình có thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng nhà nước, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, công bố vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố hợp sản phẩm không. Bạn vào từng bộ quản lý để kiểm tra danh mục này nhé! Chỉ cần gõ “ danh mục hàng hóa nhóm 2 của bộ ABC” bạn sẽ tìm ra được kha khá thông tin rồi.

* Nếu sản phẩm không có trong danh mục thì nhập về bình thường không cần điều kiện kèm theo.

* Nếu có thì bạn phải tra xem thông tư của Bộ quản lý mặt hàng đó quy định các điều kiện gì? Làm sao để đáp ứng được? Chi phí làm để kiểm tra, xin giấy phép có tốn nhiều chi phí thời gian không?

 

Mình xin đưa ra một ví dụ như sau:

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Hiệp muốn nhập khẩu ống nhựa dùng trong xây dựng từ Trung Quốc về Việt Nam để bán. Đầu tiên, mình search và tìm hiểu sẽ thấy:

- Bộ Xây Dựng quản lý mặt hàng vật liệu xây dựng.

- Danh mục hàng cấm nhập khẩu theo NĐ/68/2018 chỉ là : Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. Vậy ông nhựa của chúng ta không bị cấm.

- Bước trên bạn chỉ mới tra được hàng hóa không bị cấm nhập  khẩu nhưng chưa chắc là không có điều kiện đi kèm để được nhập khẩu và được phép lưu hàng tại thị trường trong nước. Danh mục hàng hóa có điều kiện khi nhập khẩu về bạn chỉ cần lên Google search để kiểm tra là xong.

- Bạn sẽ tìm được THÔNG TƯ  Số: 10/2017/TT-BXD : BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN CHỨNG NHẬN HỢP QUY, CÔNG BỐ HỢP QUY. Quy định những mặt hàng phải công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường. Như vậy, bạn phải đáp ứng các yêu cầu theo thông tư này hàng hóa mới được bán ra thị trường.

Tra trong bảng 1 - Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn ta sẽ thấy các mặt hàng ống nhựa sau sẽ phải công bố hợp quy.

* Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất - Hs Code : 3917.23.00

* Ống nhựa Polyetylen (PE) dùng để cấp nước - Hs Code : 3917.23.00

* Ống nhựa Polypropylen (PP) dùng để dẫn nước nóng và nước lạnh - Hs Code : 3917.23.00

- Thực tế mình làm thủ tục nhập khẩu ống nhựa Polyetylen dùng để cấp nước như sau: bạn mở tờ khai hải quan, liên hệ trung tâm kiểm định đăng ký làm công bố hợp quy, nộp bộ hồ sơ + giấy đăng ký công bố hợp quy có dấu của bên kiểm định cho hải quan, sau đó hải quan cho thông quan hàng bạn mang hàng về kho công ty cất giữ - chưa được bán, bạn gửi mẫu cho bên kiểm định test, có kết quả cấp giấy chứng nhận cho công ty bạn. Như vậy mới hoàn thành quá trình nhập khẩu và bán hàng hợp pháp.

- Nếu mặt hàng ống của bạn không nằm trong danh mục này thì bạn thoải mái nhập hàng về. Không cần làm thêm thủ tục công bố hợp quy nữa.

- Mặt hàng ống nhựa có thủ tục đơn giản, nhưng nếu không biết để chuẩn bị trước bạn sẽ gặp những khó khăn như: Lấy mẫu sản phẩm – nếu nhập ít không đủ để lấy mẫu thì sao? Thời gian test mẫu bao lâu - ảnh hưởng tới thời gian giao hàng cho khách? Chi phí test mẫu bao nhiêu - ảnh hưởng tới lợi nhuận của bạn như thế nào?... Để thuận lợi trong quá trình nhập khẩu, bạn phải kiểm tra kỹ các điều kiện và thủ tục để hoàn thành các điều kiện nhập khẩu này.

 

Bạn cần tư vấn thêm hãy liên hệ Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 nhé!

 

3.2/ Các loại thuế bạn phải nộp khi nhập khẩu?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

3.2.1  Thuế Nhập khẩu xác định như thế nào?

- Trước hết, bạn hãy tìm mã HS code sản phẩm của mình trước đã.

- Sau khi có Hs code bạn hãy vào trang web tổng cục hải quan Việt Nam để tra cứu mức thuế suất nhập khẩu sản phẩm của mình hoặc có thể vào trang web của hải quan Hồ Chí Minh để tìm kiếm mức thuế nhé!

Mình ví dụ mặt hàng Kính nổi có Hs Code là : 7005.21.90 được tra cứu thuế trên trang web hải quan Hồ Chí Minh.

 

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc về việt nam giá tốt

Như vậy bạn đã biết cách trả cứu mức thuế nhập khẩu rồi.

 

3.2.2/ Thuế tiêu thụ đặc biệt, chống bán phá giá, bảo vệ môi trường…. được tính ra sao?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

 

3.2.2.1/ Thuế chống bán phá giá

Bán phá giá là gì?

  • Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B.
  • Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các “vụ kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này.

 

Thuế chống bán phá giá là gì?

  • Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó. Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

 

Sản phẩm nào bị áp thuế chống bán phá giá và mức thuế chống bán phá giá là bao nhiêu?

  • Tùy thuộc vào các vụ kiện chống bán phá giá để xác định mặt hàng nào và chịu thuế suất bao nhiêu, hàng hóa có xuất xứ từ nước nào mới bị, thời hạn chịu mức thuế này là bao lâu... Bạn tham khảo các công văn, quyết định của Bộ Công thương để hiểu chi tiết.
  • Trong những năm gần đây, các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là bị áp thuế này nhiều nhất. Bạn chú ý kiểm tra xem sản phẩm dự kiến nhập khẩu có chịu thuế chống bán phá giá không. Nếu có sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới lợi nhuận của bạn đấy!
  • Mình xin đưa ra hình ảnh dưới là ví dụ về thuế chống bán phá giá của một số mặt hàng:

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc về việt nam giá rẻ

 

Nếu bạn muốn biết mặt hàng của mình có bị áp thuế chống bán phá giá hay không hãy search các quyết định chống bán phá giá của Bộ Công Thương. Hoặc bạn có thể liên hệ Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 để mình hỗ trợ.

 

3.2.2.2/ Thuế tiêu thụ đặc biệt

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

1/ Thuốc lá điếu, xì gà

2/ Rượu

3/ Bia

4/ Xe oto dưới 24 chỗ

5/ Xe moto hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3

6/ Tàu bay ( trong một số trường hợp miễn thuế tiêu thụ đặc biệt )

7/ Du thuyền – dùng cho mục đích dân dung

8/ Xăng

9/ Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000BTU trở xuống

10/ Bài lá

11/ Vàng mã, hàng mã

 

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế TTĐB phải nộp

=

Giá tính thuế TTĐB

X

Thuế suất thuế TTĐB


Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa là giá bán ra chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng

Ví dụ về thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng :

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc về việt nam giá rẻ

 

3.2.2.3/ Thuế bảo vệ môi trường

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Thuế bảo vệ môi trường là thuế gián thu, thu vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu tới môi trường

 

Mặt hàng chịu thuế bảo ​vệ môi trường

1/ Xăng, dầu, mỡ nhờn

2/ Than đá

3/ Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)

4/ Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) 

5/ Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

6/ Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

7/ Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

8/ Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

 

Cách tính thuế bảo vệ môi trường

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế  X  Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

Ví dụ một số mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường :

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc về việt nam giá rẻ

 

3.2.3 Thuế GTGT đối với ​hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam?

Đây là loại thuế qua quen thuộc với mọi người, đa số hàng hóa chịu mức thuế GTGT 10%. Mình sẽ không nói thêm về thuế này.

Dưới đây là ví dụ về một số mặt hàng có thuế gtgt chịu mức 5% thay vì 10% như thường lệ:

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc về việt nam giá rẻ

 

3.3/ Làm cách nào để được giảm thuế nhập khẩu khi vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

3.3.1/ Hiệp định thương mại tự do giữa Trung Qu​ốc và ASEAN

- Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (ACFTA), còn được gọi là Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc là một khu vực thương mại tự do trong số mười quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

- Thỏa thuận khung ban đầu được ký kết vào ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Campuchia, với ý định thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa mười một quốc gia vào năm 2010. Khu vực thương mại tự do có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2010. Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN là khu vực thương mại tự do lớn nhất về dân số và lớn thứ ba về GDP danh nghĩa.

 

Các Nước tham gia ký kết hiệp định

Thành viên ASEAN và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa khoảng 6 nghìn tỷ USD trong năm 2008. Khu vực thương mại tự do có khối lượng thương mại lớn thứ ba sau Khu vực Kinh tế Châu Âu và Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Các quốc gia tham gia hiệp định bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, Trung Quốc. 

 

Thuế quan

Hiệp định thương mại tự do đã giảm thuế đối với 7.881 loại sản phẩm, tương đương 90% hàng hóa nhập khẩu, bằng không. Mức giảm này có hiệu lực ở Trung Quốc và sáu thành viên ban đầu của ASEAN: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Bốn quốc gia còn lại sẽ tuân thủ trong năm 2015.

 

3.3.2 Điều kiện hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo hiệp định Asean – Trung Quốc

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

- Để được hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu bạn phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc – dưới hình thức một tờ giấy có tên gọi là C/O form E. Bạn nộp C/O này cho hải quan là được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu. Và nhớ rằng phải là bản gốc, có chữ ký và dấu mộc đỏ của cơ quan có chức năng cấp C/O của Trung Quốc nhé!

- Mẫu C/O form E là gì: Tên đầy đủ của giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN.

- C/O form E chỉ có lợi cho bạn khi sản phẩm được hưởng mức ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa thấp hơn mức thuế nhập khẩu ưu đãi mà Việt Nam chúng ta quy định.

- Việc cấp giấy chứng nhận C/O form E phải tuân thủ Quy tắc xuất xứ của khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN. Nội dung của chứng chỉ được điền bằng tiếng Anh. Khi bạn ký kết hợp đồng nhờ kèm theo điều khoản yêu cầu người bán hàng xin C/O để được ưu đãi thuế nhập khẩu.

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc về việt nam giá rẻ

Hình ảnh : C/O form E bạn sẽ phải cung cấp cho Hải Quan nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế.

 

3.4/ Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam gồm bao nhiêu bước?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Thủ tục nhập khẩu gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có thời gian làm và trình tự khác biệt. Mình xin nêu tóm gọn các bước cơ bản nhất để bạn có thể hiểu một quá trình làm thủ tục nhập hàng như thế nào!

 

Giai đoạn 1: Trước khi nhập​ hàng

- Xin các giấy phép cần thiết như : Giấy phép nhập khẩu, công bố chất lượng, công bố vệ sinh an toàn thực phẩm...

- Chuẩn bị hồ sơ : Hợp đồng, INV, PKL, Bill, Phyto, Health certificate, C/O…

 

Giai đoạn 2: Hàng gần về hoặc đã về đến cảng

- Lên tờ khai hải quan trên phần mêm khai hải quan điện tử

- Nộp hồ sơ hải quan, nộp thuế cho tờ khai nhập khẩu, kiểm hóa dưới cảng, lấy mẫu kiểm dịch… Đối với kiểm hóa bắt buộc hàng về đến kho, đến cảng thì chúng ta mới tiến hành làm được.

- Đổi lệnh, đóng tiền phí vận chuyển với hãng tàu, bên vận chuyển

- Thông quan, đưa hàng về bảo quản, tạm giải phóng hàng sau khi có kết quả kiểm dịch, kiểm tra nhà nước hay có giấy đăng ký kiểm tra nhà nước…

 

Giai đoạn 3 : Hàng về đến kho của công ty

- Đối với hàng hóa bình thường chỉ cần kết thúc giai đoạn 2 là xong. Đối với hàng hóa cần kiểm dịch, kiểm tra chất lượng nhà nước, công bố hợp quy… bạn phải nộp kết quả kiểm tra cho hải quan hoặc cơ quan chuyên ngành quản lý mặt hàng đó. Khi đó, mới kết thúc thủ tục nhập khẩu và lưu thông hàng hóa ra thị trường được.

- Nếu hải quan có yêu cầu tham vấn giá thì bạn tập hợp hồ sơ và theo lịch hẹn để giải trình với họ về mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi kết thúc tham vấn sẽ có 2 trường hợp: Nếu đồng ý mức giá khai báo trên tờ khai hải quan thì hải quan sẽ tự động thông quan; Nếu tăng giá so với mức giá trên trên tờ khai thì bạn phải điều chỉnh tờ khai theo mức giá đã thống nhất khi kết thúc buổi tham vấn, ngoài ra bạn còn phải nộp phạt và nộp thêm thuế do tăng giá khai báo.

Như vậy bạn đã hoàn thành cơ bản quá trình nhập khẩu một lô hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

 

3.5/ Chi phí khai hải quan hàng nhập khẩu

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

* Chi phí khai hải quan đối với các mặt hàng bình thường không cần giấy phép, không cần kiểm tra chuyên ngành thường ở mức 800k – 1tr2/tờ khai hải quan.

* Đối với các mặt hàng còn lại giá sẽ cao hơn một chút, tăng thêm 500k -2tr nữa.

* Ngoài ra, giá khai hải quan còn phụ thuộc vào số lượng hàng hóa, khu vực khai hải quan, phân luông tờ khai hải quan…

 

Nếu bạn cần dịch vụ khai hải quan hãy liên hệ Hiệp – Đt/Zalo : 0986 833 155 mình sẽ báo giá chính xác cho bạn theo từng trường hợp nhé!

 

3.6) Hồ sơ để thông quan hàng hóa gồm những gì?

3.6.1) Vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

- Seaway Bill hay airway Bill là chứng từ vận tải do hãng tàu, hãng hàng không, công ty Forwarder phát hành để xác nhận bạn gửi hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Đây là bằng chứng để chứng mình hàng của bạn đã được gửi đi và cũng là bằng chứng để người mua hàng nhận hàng tại cảng/sân bay ở Việt Nam.

- Trong bộ chứng từ để khai hải quan, Bill là chứng từ bắt buộc phải có đối với hình thức vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường xe lửa. Đối với một số hình thức vận chuyển khác không bắt buộc phải có bill như xe tải, buôn bán tại vùng biên…

 

- Sau đây là hình ảnh chi tiết về thông tin ghi trên B / L :

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc về việt nam giá rẻ

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc về việt nam giá rẻ

 

3.6.2) Hóa đơn gốc - Invoice

Đi hàng chính ngạch và khai hải quan thì chứng từ này là bắt buộc. Hóa đơn được quy định phải có các thông tin cần thiết như : thông tin người bán, người mua, số tiền thanh toán, điều kiện thanh toán, ngày hóa đơn, số hóa đơn…. Các thông tin này phải khớp với C/O, Packing list, Hợp đồng…

 

3.6.3) Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing list

Đây là danh sách chi tiết kích thước, trọng lượng từng mặt hàng của bạn. Bạn có thể gom INV và Packing list làm một nếu số lượng hàng hóa ít và cách tính đơn giản.

 

3.6.4) Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Bạn muốn giảm thuế nhập khẩu? Chắc chắn bạn phải có C/O để nộp cho hải quan. Đối với hàng nhập từ Trung Quốc về Việt Nam thì đó là C/O form E.

Các thông tin ghi trên C/O phải khớp với các chứng  từ INV, Bill, Hợp đồng, Packing list thì bạn mới được hưởng ưu đãi thuế nhé!

Cách tốt nhất là yêu cầu nhà xuất khẩu gửi bản nháp cho bạn kiểm tra trước khi gửi C/O gốc về Việt Nam. Nếu có sai sót bạn yêu cầu sửa ngay. Đỡ tốn thời gian gửi C/O qua lại giữa 2 nước. 

 

3.6.5) Chi phí bảo hiểm vận chuyển là bao nhiêu?

* Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bạn có thể nhờ nhà xuất khẩu mua hoặc bạn có thể mua ở Việt Nam cũng được. Khi có hợp đồng, INV bạn gửi công ty bảo hiểm và đóng phí trước ngày tàu chạy là được.

* Mức phí tính theo giá trị hàng hóa trên INV. Chi phí bảo hiểm tương đối thấp giao động khoảng 0.15% giá trị INV.

*Giá mà bảo hiểm sẽ tính cho bạn được xác định theo cách này: (giá trị cước vận chuyển + giá trị sản phẩm)* 0.15%.

- Tỷ lệ phần trăm được xác định theo từng loại hàng hóa mà  bạn đang muốn được bảo hiểm

 

4) Dành cho nhà nhập khẩu lần đầu vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam.

4.1) Bạn có cần xin giấy phép nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam không?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Đa số các loại hàng hóa không cần xin giấy phép nhập khẩu. Một số ít loại hàng hóa có yêu cầu giấy phép nhập khẩu, Hiệp đã giới thiệu trong phần trước đó cách tra cứu xem hàng hóa của bạn có cần phải xin giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành hay không. Để tìm hiểu bạn hãy đọc đoạn 3.1 của bài viết này.

 

4.2) Bạn có cần một công ty khai thuê hải quan hay không?

- Bạn có thể tự mình khai hải quan nếu có kiến thức về việc khai báo trên phần mềm hải quan. Bạn có thể tự học để làm việc này. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn như mất thời gian nộp hồ sơ, thời gian tới các hãng tàu đổi lệnh, đóng tiền…. Bạn có thời gian thì không vấn đề gì. Tự mình làm sẽ tiết kiệm được chi phí và có thể kiểm soát tốt nhất quá trình là thủ tục nhập  khẩu.

- Nếu bạn không rảnh và cũng không rành về cách thức khai báo cũng như quy trình làm việc với hải quan. Thuê một đơn vị chuyên khai hải quan với chi phí rất rẻ chỉ từ 1-3tr/ lô hàng. Mức giá phụ thuộc vào từng mặt hàng, số lượng… những nói chung là khá rẻ so với tổng giá trị lô hàng vài tỉ của bạn. Thế nên đừng tiếc vài đồng mà để gặp rắc rối về thủ tục nhé!

 

Bạn cần đơn vị khai hải quan chuyên nghiệp. Hãy liên hệ và ủng hộ Hiệp nhé! Đt/Zalo – 0986 833 155.

 

 4.3 ) Bạn có phải thành lập doanh nghiệp để nhập khẩu hàng không? Làm sao để khai hải quan được?

- Không nhất thiết bạn phải thành lập doanh nghiệp mới nhập được hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Bạn có thể nhập dưới dạng cá nhân và khai báo là hàng quà biếu, tặng. Nhưng chỉ được số lượng ít. Hoặc hàng hóa thuộc diện định cư nước ngoài cũng khai báo dưới dạng cá nhân bình thường.

- Nếu bạn nhập hàng để kinh doanh buôn bán với số lượng lớn thì việc thành lập công ty là bắt buộc. Nó có lợi cho bạn rất nhiều. Từ việc nộp hồ sơ hải quan, đến các thủ tục đăng ký chuyên ngành như kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, xin giấy phép nhập khẩu…

 

4.4) Bạn có nên mua bảo hiểm cho việc vận chuyển hàng hóa của mình từ Trung Quốc về Việt Nam không?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

 - Bảo hiểm là chi phí không bắt buộc. Nếu bạn thấy hàng của mình đã an toàn, rủi ro không đáng kể thì có thể không mua bảo hiểm. Nhưng tốt nhất hãy mua bảo hiểm cho hàng hóa để đảm bảo các vấn đề phát sinh như hư hỏng, mất hàng… thì thiệt hại tài chính bạn sẽ được giảm thiểu ở mức thấp nhất.

- Có bảo hiểm bạn có thể an tâm hơn rất nhiều mà chi phí cũng không nhiều gì chỉ  0.15% tổng giá trị hàng mà thôi. Sống an vui, đời thanh thản nhé bạn!

 

4.5) Bạn nên thanh toán bằng hình thức nào cho đối tác bên Trung Quốc?

- Tối ưu nhất là bạn đám phán được hàng về đến kho của bạn và kiểm tra ok rồi mới thanh toán. Nhưng đời không như mơ đúng không bạn! Chúng tôi khuyên bạn nên thanh toán cho nhà cung cấp của mình thông qua Paypal, Alibaba Trade Assurance, bằng thư tín dụng, bằng chuyển khoản ngân hàng hoặc tiền điện tử. Các hình thức thanh toán khác bạn nên từ chối để đảm bảo an toàn cho mình.

- Tốt nhất đối với các lô hàng nhập khẩu lần đầu hoặc mức độ tin tưởng người bán thấp, bạn nên mở thư tín dụng (L/C) để đảm bảo lợi ích chính đáng của bạn.

 

4.6) Bạn cần cung cấp thông tin gì để công ty vận chuyển báo giá vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam?

Thông tin và tài liệu mà mình cần để báo giá là danh sách hàng hóa, kích thước và trọng lượng hàng hóa của bạn, Mã HS, địa chỉ nhận hàng và địa chỉ giao hàng của hàng hóa của bạn. Nếu hàng hóa của bạn là đặc biệt, Hiệp sẽ có thể hỏi thêm bạn một số thông tin khác như MSDS – đối với hàng nguy hiểm; nhiệt độ bảo quản, độ thống gió - đối với hàng lạnh.

 

4.7) Bạn có thể thay đổi địa chỉ giao nhận hàng sau khi quá trình chuyển tiền đã bắt đầu không?

Vâng, bạn có thể khi hàng chưa được xếp lên tàu. Tuy nhiên, vui lòng thông báo cho Hiệp sớm nhất có thể, để Hiệp có thể điều chỉnh và sắp xếp một lịch trình phù hợp nhất.

 

4.8) Làm cách nào bạn có thể đảm bảo rằng bạn đã chọn đúng công ty bán hàng / nhà cung cấp / nhà máy uy tín để mua? 

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

- Kiểm tra độ uy tín của nhà cung cấp thông qua các diễn đàn

- Kiểm tra uy tín trang web của nhà cung cấp. Nếu nó được các nền tảng thương mại điện tử uy tín đánh giá cao bạn có thể tin tưởng được. Vd: Công ty được xác minh trên Alibaba…

- Phân tích các khách hàng mà đối tác cung cấp. Nếu hầu hết người mua là các công ty ở Châu Âu, Mỹ, Nhật thì bạn có thể tăng một phần tin tưởng với các đối tác này. Nhưng nếu đối tác đó chỉ cung cấp cho các khách hàng Châu Phi, Trung Đông, Trung Quốc… thì bạn nên cảnh giác và kiểm tra kỹ lại

- Kiểm tra danh sách sản phẩm đối tác cung cấp. Nếu sản phẩm bán ra của đối tác đồng nhất và rõ ràng thì họ là nhà sản xuất là mức độ uy tín cao. VD: công ty chuyên bán bàn ghế đồ nội thất, công ty chuyên sản xuất quần áo xuất khẩu…. Nếu các mặt hàng của đối tác không có mức độ chuyên môn cao, nhiều sản phẩm khác nhau thì đây có thể là một công ty thương mại, mức độ uy tín về chất lượng sản phẩm không cao. Bạn cần kiểm tra lại thông tin. VD: Công ty vừa bán quần áo lại bán kèm điện thoại, ốp lưng…

- Cuối cùng, xác minh số năm hoạt động trực tuyến của nhà cung cấp. Nếu đối tác đã hoạt động hơn 5 năm, bạn có thể tin tưởng công ty này.

- Nếu bạn có điều kiện hãy qua thăm công ty kiểm tra thực tế hoặc thuê một đơn vị tại nước sở tại kiểm tra thông tin về đối tác của mình. 

 

4.9) Đóng gói hàng hóa và nhãn mác hàng hóa như thế nào là hợp lý?

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

- Về đóng gói:

+ Đối với hàng lẻ, hàng air: nếu đóng trong thùng carton bạn nên xếp chúng trên Pallet gỗ hoặc nhựa và cuốn màng co xung quanh để tránh ẩm hàng vì trong container rất có thể  xảy ra hiện tượng bốc hơi đọng nước hoặc hàng hóa là dạng chất lỏng khác đổ vỡ ảnh hưởng tới hàng hóa của bạn.

+ Đối với hàng container thường :

* Hàng carton nếu hàng hóa chứa đầy một container thì bạn nên phân bổ trọng lượng hàng đều trong container. Đừng xếp hàng nặng vào cùng một góc – dễ xảy ra hiện tượng rớt container khi xe nâng gắp container lên tàu hoặc gây khó khăn trong quá trình bốc xếp tại cảng.

* Hàng carton nếu không chứa đầy container. Bạn dải đều hàng trong container, đừng xếp dồn vào một góc làm container bị lệch. Khó bốc xếp container. Ngoài ra, khi bạn phải căng dây hoặc nẹp để giữ hàng hóa ngày hàng tránh hiện tượng hàng hóa bị xáo trộn khi có va đập mạnh.

*Hàng máy móc, hàng nặng như thép cuộn, thép tấm : Bạn nên đóng chính giữ container và dùng dây đai thép để đóng hàng cho chắc chắn. Nếu bạn đóng không đúng, cột không chắc rất dễ xảy ra tai nạn trong quá trình vận chuyển.

 

- Về nhãn mác hàng hóa:

* Bạn nên chú ý về vấn đề này. Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, Hải quan sẽ kiểm tra rất kỹ những thông tin trên nhãn mác sản phẩm như: Xuất xứ - phải ghi rõ nước sản xuất nếu không khớp với tờ khai sẽ bị phạt vì sai xuất xứ hàng hóa, Tên sản phẩm, Model sản phẩm, Năm sản xuất, Công suất, Điện áp, Thành phần... Tùy theo từng sản phẩm bạn nên yêu cầu nhà xuất khẩu ghi rõ hoặc chụp lại nhãn sản phẩm để bạn kiểm tra trước khi nhập khẩu. Nếu thiếu bạn nên yêu cầu bổ sung, khi đó quá trình nhập khẩu của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

 

5. Chia sẻ về hình thức vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM

Hiệp hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này cung cấp cho bạn thêm kiến ​​thức về quy trình vận chuyển hàng hóa và hải quan giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mình luôn mong muốn và chúc bạn nhập khẩu hàng hóa thuận lợi, lời nhiều nhiều. Bạn có thể liên hệ với Hiệp để hợp tác trong vấn đề vận chuyển và khai hải quan. Với phương châm Win – Win.

 

dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ

Nếu bạn cần Vận Chuyển Hàng Từ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM hãy liên hệ CHÚNG TÔI !!!!!!!!!!!!!!!!!! 

smiley Liên hệ : Hiệp (Mr) - 0986 833 155

heartmail  Mail: TRUMXNK@TRUMXNK.COM

enlightened kiss Zalo : 0986 833 155

enlightenedenlightened  Skype : Henryhiep.456

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha