THỦ TỤC NHẬP KHẨU SERUM
THỦ TỤC NHẬP KHẨU SERUM
Công ty bạn lần đầu làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm Serum chưa có kinh nghiệm cần được tư vấn?
Công ty bạn muốn tìm đơn vị dịch vụ hải quan uy tín có kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu các loại Mỹ phẩm?
Và cuối cùng bạn muốn chi phí ở mức hợp lý?
Serum là sản phẩm mỹ phẩm giúp cải thiện chất lượng da mặt, khi làm thủ tục nhập khẩu cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng thông qua việc thực hiện Công Bố Mỹ Phẩm với Bộ Y tế.
Nếu bạn mở tờ khai khi chưa có công bố Mỹ Phẩm thì phạt…. => Mất tiền, mệt mỏi,…
Bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Nó sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ càng khi làm Thủ tục nhập khẩu Serum nhé!
=> Trumxnk.com chúng tôi là lựa chọn tốt giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên. Với kinh nghiệm làm rất nhiều lô hàng mỹ phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật, Châu Âu… bạn sẽ được chúng tôi tư vấn tận tình, tỉ mỉ. Giúp bạn an tâm khi nhập khẩu hàng hóa.
=> Liên hệ: Mr Hiệp – 0986.833.155 ( Đt/Zalo )
=> Email: Trumxnk@trumxnk.com
SERUM là gì?
Thực tế là trước khi mình làm thủ tục nhập khẩu serum mình không hề có khái niệm về loại mỹ phẩm này ( con trai mà! ).
Qua vài đường Google thần thánh mình cũng có khai niệm về sản phẩm này:
Serum là một dạng tinh chất dạng lỏng hoặc gel chuyên đặc trị các vấn đề về da. Serum tồn tại dưới hai dạng phổ biến: gốc nước và gốc dầu. Chúng chứa các vi dưỡng chất và khoáng chất có kích thước siêu nhỏ để có thể len lỏi vào tận bên trong lớp trung bì, hạ bì nhằm điều trị, sửa chữa, nuôi dưỡng toàn diện. Do đó, khi gặp các vấn đề về da thì serum là sự lựa chọn tuyệt vời để có làn da khỏe đẹp.
Tác dụng của serum trong việc dưỡng da:
Thông thường serum thường được sản xuất dưới dạng đặc trị chuyên sâu một vấn đề nào đó. Dựa theo mức độ phổ biến, serum được chia theo 6 nhóm công dụng chính như sau:
● Nhóm chống lão hóa: Giúp mờ nếp nhăn, vết chân chim, tăng độ săn chắc, đàn hồi của da.
● Nhóm làm trắng da: Cải thiện làn da sạm màu, không đều màu, thâm mụn.
● Nhóm điều trị/ngăn ngừa mụn: Cải thiện tình trạng mụn, thâm mụn, lỗ chân lông to, da tiết dầu quá mức.
● Nhóm dưỡng, cấp ẩm: Nuôi dưỡng làn da mềm mại, căng bóng, ngừa khô da, bong tróc.
● Nhóm tẩy tế bào chết: Làm sạch sâu, ngăn ngừa mụn và các vấn đề về da, giúp da sáng mịn, mềm mại hơn.
Nguồn: https://thanhnien.vn/serum-la-gi-tac-dung-va-top-serum-duoc-cac-chuyen-gia-tin-dung-1851426088.htm
I/ KIỂM TRA THUẾ NHẬP KHẨU SERUM CAO HAY THẤP?
1/ Mã HS code khai hải quan mặt hàng Serum trong biểu thuế Việt Nam
Bạn hãy dành chút thời gian để lên mạng search vào download biểu thuế XNK Việt Nam mới nhất và cập nhật mức thuế tại thời điểm hiện tại:
Phần VI: SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT HOẶC CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN
Chương 33: Tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh
3304 – Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.
– Loại khác:
330499 – Loại khác:
33049930 – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác
Hình ảnh: Bảng mã Hs code khi làm thủ tục nhập khẩu Serum
=> Serum thuộc Chương 33 nhóm 04 có mã Hs code: 33049930 – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác
Chú ý:
- Hs code là mã số hàng hóa do tổ chức Hải quan thế giới quy định, dùng để định danh hàng hóa trên toàn thế giới. Nó dùng cho mục đích khai báo hải quan ở các nước tham gia tổ chức này trong đó có Việt Nam. Vì vậy, bạn không nên nhầm lẫn Hs code hải quan với các loại code khác do người bán tự đặt cho sản phẩm của họ.
- Nếu bạn không biết Hs code của bạn là mã nào để tra cứu biểu thuế. Cách đơn giản nhất bạn hỏi người bán hay nhà xuất khẩu họ sẽ cung cấp cho bạn. Bạn lấy 6 số đầu của mã HS code này tra trên biểu thuế XNK mới nhất nhé!
- Hs code sản phẩm tại Việt Nam gồm 8 số. Trong đó, 6 số đầu sẽ giống các nước trên thế giới, 2 số cuối do Việt Nam tự đặt – vì vậy có thể trùng hoặc không trùng HS code của nước ngoài.
- Hs code dùng để khai báo hải quan có thể sẽ thay đổi không cố định mãi mãi. Do đó, tránh bị nhầm lẫn như năm cũ mã Hs sp là X nhưng năm sau có thể đổi là Y mà chúng ta chủ quan không kiểm tra lại thì… sai và phạt. Tốt nhất bạn tra cứu trên biểu thuế XNK MỚI NHẤT cho chắc ăn.
2/ Thuế gtgt và Thuế nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu Serum
2.1/ Thuế giá trị gia tăng VAT là 10%
2.2/ Thuế nhập khẩu thông thường là 27% => Mức thuế này áp dụng Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 15/2023/QĐ-TTg, quyết định này quy định việc việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 : “ 3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường. “
2.3/ Thuế nhập khẩu ưu đãi là: 18% => Mức thuế này áp dụng với hầu hết các nước khi làm thủ tục nhập khẩu Serum
2.4/ Thuế suất ưu đãi đặc biệt khi làm thủ tục nhập khẩu Serum:
Chú ý: Để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt này bạn cần phải có C/O ( Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ) được quy định theo từng Hiệp định thương mại nhé. Để có C/O bạn chỉ cần làm một việc đó là yêu cầu người bán xin C/O với cơ quan Nhà nước của họ là được. Người bán nào không làm được C/O bạn loại họ, tìm nhà cung cấp mới hoặc đàm phán giảm giá thì mới cạnh tranh được với các bên khác được.
Hiện nay, Việt Nam chúng ta ký rất nhiều Hiệp định thương mại tự do. Bạn cần tìm hiểu kỹ xem Hiệp định nào có lợi cho bạn trong thuế nhập khẩu. Chúng tôi xin đưa vài ví dụ về mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của một vài Hiệp định để bạn tham khảo:
- Thuế nhập khẩu Serum từ Hàn Quốc có sử dụng C/O form AK là 5%, C/O form VK: 2% => Nếu nhập khẩu từ Hàn bạn yêu cầu bên đó làm C/O VK thuế nhập khẩu thấp hơn. Ngon lành tiết kiệm 3% thuế nhập khẩu rồi.
- Thuế nhập khẩu Serum từ các nước Đông Nam Á, sử dụng form D là 0%
- Thuế nhập khẩu Serum từ Trung Quốc sử dụng C/O form E là 0%
- Thuế nhập khẩu Serum từ Châu Âu là 10 %
-…
TRUMXNK.COM - CHUYÊN: Thủ tục nhập khẩu Serum
Gọi Mr.Hiệp – Hot Line : 0986 833 155 !
Bạn hãy tham khảo danh sách các nước được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, tương ứng với từng mẫu C/O bạn phải cung cấp cho Hải quan khi công ty bạn muốn làm thủ tục nhập khẩu Serum vào Việt Nam:
1/ Form E : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Trung Quốc (ACFTA)
2/ Form D : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean (ATIGA)
3/ Form AJ : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Nhật Bản (AJCEP)
4/ Form VJ : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
5/ Form AK : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Hàn Quốc (AKFTA)
6/ Form CPTPP : Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc biệt CPTPP (Mexico)
7/ Form CPTPP : Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc biệt CPTPP (Australia, Canada, Japan, New Zealand, Singapore, Vietnam)
8/ Form AANZ : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Úc – New di lân (AANZFTA)
9/ Form AI : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Ấn độ (AIFTA)
10/ Form VK : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
11/ Form VC : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Chi Lê (VCFTA)
12/ Form EAV : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu và các nước thành viên (VN-EAEU FTA)
13/ Form AHK : Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Hồng Kông, Trung Quốc (AHKFTA)
14/ Form EUR1 : Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Liên minh EU (EVFTA)
15/ Một vài Hiệp định thương mại khác bạn hãy tham khảo chi tiết thêm trong biểu thuế
TRUMXNK.COM - CHUYÊN: Thủ tục nhập khẩu Serum
Gọi Mr.Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 !
II/ THỰC HIỆN CÔNG BỐ MỸ PHẨM TRƯỚC KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU SERUM HOẶC XIN MIỄN VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC
Vậy thủ tục nhập khẩu Serum gồm những thủ tục nào?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì trước khi nhập khẩu? Những chứng từ gì sau khi gửi hàng về cảng/sân bay Việt Nam?
Hình ảnh: Sản phẩm Serum Hàn Quốc khi làm thủ tục nhập khẩu serum tại Cảng Cát Lái
1/ Thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm Serum trước khi làm thủ tục nhập khẩu
Đối với mỹ phẩm nói chung hoặc Serum nói riêng, bạn nhập khẩu để kinh doanh tại shop hay là đại lý phân phối của nhãn hàng. Khi đó mục đích của bạn là kinh doanh mỹ phẩm. Bạn sẽ phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm của mình với Bộ Y tế để chịu sự giám sát, quản lý về tiêu chuẩn chất lượng…
a/ Quy định pháp luật liên quan tới thủ tục công bố mỹ phẩm
Serum hay mỹ phẩm là một mặt hàng đặc thù tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và chịu sự quản lý của Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế. Theo thông tư: 06/2011/TT-BYT:
“ Điều 35. Nhập khẩu mỹ phẩm
1. Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận. “
=>Do đó, trước khi thực hiện nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam thì các doanh nghiệp cần phải làm Thủ tục công bố mỹ phẩm theo thông tư: 06/2011/TT-BYT. Phiếu công bố mỹ phẩm có giá trị 5 năm kể từ ngày được cấp phiếu công bố.
Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm trong thủ tục nhập khẩu Serum là xin phiếu công bố sản phẩm
b/ Hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu
1/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của nhà nhập khẩu trong đó có ghi nhà nhập khẩu được phép kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm;
2/ Phiếu Công bố mỹ phẩm nhập khẩu (Phụ luc 01)
3/ Giấy ủy quyền của Nhà sản xuất được hợp thức hóa lãnh sự quán
4/ Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS đối với các sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp tại quốc gia gốc, được hợp thức hóa lãnh sự quán
5/ Bảng thành phần % của sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu
6/ Thông tin chi tiết sản phẩm: nhà sản xuất / nhà lắp ráp; công ty địa phương chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường; người đại diện cho công ty địa phương; Nhà nhập khẩu và danh sách các thành phần sản phẩm;
2/ Trường hợp miễn công bố Mỹ phẩm khi làm thủ tục nhập khẩu Serum
Quy định các trường hợp miễn thực hiện công bố Mỹ phẩm quy định rất rõ ràng. Bạn tham khảo tại Khoản 2 điều 35 thông tư: 06/2011/TT-BYT :
Điều 35. Nhập khẩu mỹ phẩm
2. Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt (không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Thông tư này):
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược - Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.
Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan.
Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.
b) Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Tổng trị giá mỗi lần nhận không vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định hiện hành.
Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành.
=> Như quy định trên, bạn sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng của lô hàng để tiến hành xin miễn công bố hay xin giấy phép tạm nhập tái xuất.
Giấy công bố mỹ phẩm hay giấy miễn công bố hay giấy phép tạm nhập tái xuất… đều phải xin trước khi mở tờ khai hải quan nhập khẩu. Nếu khi bạn mở tờ khai hải quan rồi mà không có các giấy trên, khi đó công ty bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
3/ Mức xử phạt vi phạm hành chính khi không công bố mỹ phẩm hoặc xin giấy phép miễn thực hiện công bố hay trường hợp khác khi làm thủ tục nhập khẩu Serum
Tùy theo từng thời kỳ mức phạt sẽ khác nhau, bạn hãy tìm văn bản mới nhất để xác định rõ mức phạt mà mình có thể gặp phải.
Mức phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch, giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu nhưng không có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền bằng 02 lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn nêu tại điểm này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
=> Mức phạt khá nặng, bạn chú ý để tránh bị phạt nhé.
TRUMXNK.COM - Thủ tục nhập khẩu Serum
Gọi Mr.Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 !
III/ HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU SERUM VỚI CƠ QUAN HẢI QUAN
Sau khi thực hiện công bố mỹ phẩm và có phiếu tiếp nhận từ Bộ Y tế. Bây giờ bạn hãy yêu cầu người bán chính thức gửi hàng về Việt Nam.
Một số trường hợp khách hàng của chúng tôi, chủ quan gửi hàng về Việt Nam trước khi có phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm. Hàng hóa nằm tại cảng/sân bay rất dài ngày mà không thể mở tờ khai. Dẫn tới thiệt hại khi phải trả phí lưu kho, lưu bãi cho cảng hoặc sân bay và chịu phạt vi phạm hành chính khi quá thời hạn (30 ngày từ ngày hàng cập cảng/sân bay) mà không mở tờ khai nhập khẩu. Thời gian lô hàng mỹ phẩm lưu kho có khi 30 - 50 ngày mới có phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm để mở tờ khai hải quan nhập khẩu.
1/ Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục nhập khẩu Serum
a/ Các hồ sơ cần thiết:
- Hợp đồng
- Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm: Từ 2016, thực hiện công bố mỹ phẩm online nên doanh nghiệp xuất trình bản chụp. Trong trường hợp cần thiết, bạn sẽ cung cấp ID và password để đăng nhập vào hệ thống một cửa. Đồng thời kiểm tra bản gốc trên hệ thống.
- Invoice
- Packing list
- Bill : Vận đơn đường biển hoặc đường hàng không
- Hóa đơn cước biển, Hóa đơn Local charge tại nước xuất khẩu và Hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái: trong trường hợp mua giá FOB hay EXW
- C/O theo từng Hiệp định thương mại mà nước bạn nhập khẩu hàng hóa đã ký kết với Việt Nam: 01 bản chính hoặc C/O điện tử trong trường hợp muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt
Đây là những giấy tờ cần thiết nhất để làm thủ tục hải quan nhập khẩu Serum. Hãy nhớ rằng bạn không được thiếu bất kỳ giấy tờ nào.
- Giấy báo hàng đến của hãng tàu hay hãng hàng không hoặc công ty chuyển phát nhanh.
- Thông tin VNACSS dùng để khai báo hải quan. Đối với doanh nghiệp mới nhập khẩu lần đầu tiên chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đăng ký tài khoản VNACSS với Tổng cục Hải quan Việt Nam
- Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm catalogue sản phẩm…
TRUMXNK.COM - Dịch vụ làm Thủ tục nhập khẩu kem Serum chuyên nghiệp!
Gọi Mr.Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 !
b/ Kiểm tra thông tin trên chứng từ trước khi làm thủ tục nhập khẩu Serum
Việc kiểm tra chứng từ là việc bắt buộc phải làm. Bạn kiểm tra càng kỹ các thông tin trên chứng từ càng tốt. Hạn chế tối đa các sai sót, điều này giúp bạn tự tin và an tâm khi nhập khẩu.
- Các thông tin bắt buộc phải có trên INV, PKL, Bill, C/O như tên hàng, đơn giá, thành tiền, giảm giá, số lượng, trọng lượng, số chứng từ, ngày chứng từ….
- Kiểm tra thông tin trên C/O đã khớp với INV, PKL, Bill chưa?
- Tem nhãn sản phẩm thực tế khớp với công bố, khớp với INV, PKL, Bill, C/O hay không?
2/ Các bước cơ bản để làm thủ tục nhập khẩu Serum
Sau khi hoàn thành việc công bố sản phẩm mỹ phẩm, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là làm các công việc liên quan đến thủ tục hải quan:
Bước 1: Truyền tờ khai hải quan điện tử.
Việc khai báo hải quan điện tử cần có những kinh nghiệm và nghiệp vụ nhất định. Nếu bạn mới thực hiện nhập khẩu hàng hóa lần đầu thì hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Bước 2: Thông quan hàng hóa.
Mỹ phẩm nói chúng và Serum nói riêng, sau khi cập cảng/sân bay cần kiểm hóa để đối chiếu thực tế.
Sau khi xuất trình đầy đủ hồ sơ, hải quan sẽ kiểm tra và thông quan tờ khai ngay tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
Trường hợp giá khai báo quá thấp, doanh nghiệp có thể bị yêu cầu đi tham vấn giá hoặc chuyển hồ sơ sau thông quan.
IV/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG THỰC TẾ KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU SERUM
1/ Nhãn mã sản phẩm khi làm thủ tục nhập khẩu Serum
Để dễ dàng khi kiểm tra thực tế hàng hóa với Hải quan tại Cảng/ sân bay khi làm thủ tục nhập khẩu Serum, bạn phải yêu cầu nhà cung cấp dãn nhãn sản phẩm với các thông tin bắt buộc theo quy định. Tốt nhất bạn yêu cầu họ gửi bản chụp sản phẩm để kiêm tra, đối chiếu xem đã đủ thông tin chưa nhé!
Bạn hãy tham khảo các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm như sau:
GHI NHÃN MỸ PHẨM
Điều 16. Vị trí nhãn mỹ phẩm
1. Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc.
Điều 17. Kích thước, hình thức và nội dung của nhãn
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá mỹ phẩm nhưng phải bảo đảm thông tin ghi trên nhãn phải dễ đọc bằng mắt thường. Nội dung của nhãn và nhãn phụ (nếu có) phải trung thực, rõ ràng, chính xác và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm.
2. Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trình bày trên nhãn mỹ phẩm phải rõ ràng. Màu sắc của chữ và số phải tương phản với nền của nhãn.
Hình ảnh: Thông tin ghi trên sản phẩm Serum Hàn Quốc khi làm thủ tục nhập khẩu Serum
Điều 18. Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn
1. Nhãn sản phẩm mỹ phẩm phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN. Những thông tin sau phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm:
a) Tên của sản phẩm và chức năng của nó, trừ khi dạng trình bày sản phẩm đã thể hiện rõ ràng chức năng của sản phẩm;
b) Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm;
c) Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế quy định trong các ấn phẩm mới nhất nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này (không phải ghi tỷ lệ phần trăm của các thành phần);
d) Tên nước sản xuất;
đ) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư);
e) Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích, theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh;
g) Số lô sản xuất;
h) Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Cách ghi ngày phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm.
Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
i) Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột "Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm" được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.
2. Trong trường hợp kích thước, dạng hoặc chất liệu bao gói không thể in được đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này trên nhãn gốc, những nội dung bắt buộc này phải được ghi trên nhãn phụ đính kèm theo sản phẩm mỹ phẩm và trên nhãn mỹ phẩm phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Các thông tin sau đây bắt buộc phải được ghi trên nhãn gốc của bao bì trực tiếp của sản phẩm:
a) Tên sản phẩm;
b) Số lô sản xuất.
Điều 19. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn mỹ phẩm
Những nội dung quy định tại Điều 18 của Thông tư này phải được trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt; riêng các thông tin tại điểm b, đ, i khoản 1 Điều 18 phải ghi bằng tiếng Việt.
Điều 20. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn mỹ phẩm
Tổ chức, cá nhân được phép ghi trên nhãn mỹ phẩm những nội dung khác. Những nội dung ghi thêm không được trái với quy định của pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn mỹ phẩm.
Chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn thủ tục nhập khẩu Serum và các loại mỹ phẩm khác, với đội ngũ chuyên viên tư vấn có năng lực, tận tụy trong công việc. Trumxnk.com cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn nhập khẩu Mỹ phẩm hiệu quả, giúp Quý doanh nghiệp giảm thiểu mọi rủi ro pháp lý, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chú ý: Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP: VỀ NHÃN HÀNG HÓA. Bạn phải thực hiện dán nhãn hàng hóa đầy đủ trước khi lưu thông trên thị trường. Bạn dành chút thời gian để đọc nghị định này.
Hàng hóa thiếu các thông tin bắt buộc phải ghi trên tem nhãn sẽ chịu mức phạt khi làm thủ tục nhập khẩu Serum như sau:
Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.
2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
2/ Thành phần ghi trên nhãn sản phẩm làm thủ tục nhập khẩu Serum
Nếu thành phần sản phẩm có thay đổi hãy làm công bố mới cho sản phẩm, tránh trường hợp khi hàng bị kiểm hóa và có sai khác với công bố bạn sẽ chịu phạt rất nhiều.
=> Trường hợp này bạn đã vi phạm với mức phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP như sau: Điều 18. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch, giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn ( Chi tiết mình có đưa ở bên trên bạn kéo lên kiểm tra lại mức phạt. Tùy theo từng thời kỳ mức phạt sẽ khác nhau. Bạn hãy tìm thông tin mới nhất để kiểm tra cho chính xác nhé ).
Như vậy bạn sẽ chịu:
- Bị xử phạt hành chính và trong vòng 30 ngày kể từ ngày xử phạt doanh nghiệp phải bổ sung được công bố mới.
- Nếu quá 30 ngày, bạn không xuất trình được công bố mới, lô hàng bị tái xuất ra khỏi Việt Nam.
3/ Các thông tin trên C/O khi làm thủ tục nhập khẩu Serum
Mức chênh lệch giữa thuế nhập khẩu ưu đãi – không có C/O với thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt - có C/O là rất lớn. Hải quan sẽ kiểm tra rất chặt C/O. Chúng tôi sẽ giúp bạn kiểm tra kỹ C/O xem đã đạt chuẩn hay chưa trước khi tiến hành khai hải quan.
Chúc bạn làm thủ tục nhập khẩu Serum nhanh chóng, mọi sự thuận lợi nhé!!
TRUMXNK.COM - Chuyên: Thủ tục nhập khẩu Serum
=>>>>> ***Gọi bạn Hiệp – Hot Line : 0986 833 155 ***
=> Bạn đang tìm hiểu thêm về thủ tục nhập khẩu gạch men, Hãy đọc bài : THỦ TỤC NHẬP KHẨU GẠCH MEN
Nếu bạn cần Vận Chuyển Hàng Từ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM hãy liên hệ CHÚNG TÔI !!!!!!!!!!!!!!!!!!
- Liên hệ : Hiệp (Mr) - 0986 833 155
- Mail: TRUMXNK@TRUMXNK.COM
- Zalo : 0986 833 155
- Skype : Henryhiep.456
Xem thêm