VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ PHÁP VỀ VIỆT NAM
VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ PHÁP VỀ VIỆT NAM
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã ghé thăm website của mình nhé.
Mình là Hiệp làm sales trong lĩnh vực logistics.
Mong được hợp tác và học hỏi thêm từ bạn trong quá trình làm XNK nhé!
Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam mất nhiều thời gian không?
Khai hải quan hàng nhập khẩu tại Việt Nam như thế nào?
Ưu đãi thuế như thế nào nếu nhập hàng từ Pháp về Việt Nam?
Bạn hãy tham khảo bài viết bên dưới của mình nhé!.
GIÁ - THỜI GIAN VẬN CHUYỂN - KHAI HẢI QUAN VÀ THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU TỪ PHÁP VỀ VIỆT NAM
1) Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam như thế nào hiệu quả?
1.1) Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Pháp về Việt Nam
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Pháp – đất nước lớn mạnh và giàu có tại Châu Âu. Với nhiều loại hàng hóa đa dạng, với chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Bạn là doanh nghiệp, cá nhân muốn kinh doanh hàng nhập khẩu của Pháp, Hãy tìm hiểu thêm phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để thuận lợi hơn trong quá trình vận chuyển.
Tại Pháp những cảng biển chính phục vụ hàng xuất nhập khẩu gồm: Ambes (FRAMS), Bayonne (FRBAY), Bordeaux (FRBOD), Boulogne-sur-Mer (FRBOL), Brest (FRBES), Caen (FRCFR), Calais (FRCQF), Cherbourg (FRCER), Dunkerque (FRDKK), Fos-sur-Mer (FRFOS), La Pallice (FRLPE), Le Havre (FRLEH), Lorient (FRLRT), Marseille (FRMRS), Port La Nouvelle (FRNOU), Port St Louis du Rhone (FRPSL), Rouen (FRURO), Sete (FRSET), Toulon La Seyne (FRTLN).
Bạn muốn biết chi tiết các cảng tại Pháp. Hãy tham khảo link:
https://www.searoutes.com/country-ports/France
1.1.1/ Vận chuyển từ Pháp về Việt Nam bằng đường biển hết bao nhiêu thời gian?
Trong quá trình giao nhận hàng hóa, vấn đề thời gian là rất quan trọng. Để chủ động trong quá trình vận chuyển, Hiệp sẽ liệt kê thời gian vận chuyển của một số cảng chính từ Pháp về Việt Nam chúng ta. Mong rằng, sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc.
Note: Tàu biển từ Pháp về Việt Nam là những con tàu mẹ, lớn. Nó sẽ ghé nhiều cảng sau đó mới về đến Việt Nam hoặc tàu mẹ này chỉ ghé qua Singapore sau đó dỡ hàng của bạn xuống cảng Singapore và cuối cùng đợi một tàu nhỏ hơn sẽ chuyển hàng của bạn từ Singapore về Việt Nam. Do đó, tình trạng tàu đi chậm hơn dự kiến trước đó có thể xảy ra. Bạn nên dự trù thời gian này vào lịch trình giao nhận hàng hóa của bạn!
Thời gian vận chuyển đường biển từ Pháp về cảng HCM, Việt Nam
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Transit Time |
Carrier |
Departure |
Arrival |
29-35 days |
ONE, APL, COSCO |
Le Havre (FRLEH) |
Ho Chi Minh |
26-32 days |
OOCL, APL, COSCO |
Fos-sur-Mer (FRFOS) |
Ho Chi Minh |
32-40 days |
COSCO, OOCL … |
Bordeaux (FRBOD) |
Ho Chi Minh |
23-31 days |
COSCO, CMA, OOCL… |
Marseille (FRMRS) |
Ho Chi Minh |
Thời gian vận chuyển đường biển từ Pháp về Hải Phòng, Việt Nam
Transit Time |
Carrier |
Departure |
Arrival |
27- 35 days |
ONE, COSCO, APL |
Le Havre (FRLEH) |
Hai Phong |
26-35 days |
APL, OOCL, EMC |
Fos-sur-Mer (FRFOS) |
Hai Phong |
32-40 days |
COSCO, OOCL, CMA |
Bordeaux (FRBOD) |
Hai Phong |
31-40 days |
HAPAG-LLOYD, CMA |
Marseille (FRMRS) |
Hai Phong |
Thời gian vận chuyển đường biển từ Pháp về Đà Nẵng, Việt Nam
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Transit Time |
Carrier |
Departure |
Arrival |
31-40 days |
YANGMING, APL, COSCO |
Le Havre (FRLEH) |
Da Nang |
30-36 days |
CMA, ALLIACA |
Fos-sur-Mer (FRFOS) |
Da Nang |
32-40 days |
CMA, COSCOS |
Bordeaux (FRBOD) |
Da Nang |
36-43 days |
COSCO, OOCL |
Marseille (FRMRS) |
Da Nang |
Thời gian vận chuyển đường biển từ Pháp về cảng Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam
Transit Time |
Carrier |
Departure |
Arrival |
28-36 days |
MEARSK, APL |
Le Havre (FRLEH) |
Qui Nhon |
27-40 days |
COSCO, OOCL |
Fos-sur-Mer (FRFOS) |
Qui Nhon |
33-40 days |
ALIANCA, COSCO |
Bordeaux (FRBOD) |
Qui Nhon |
30-40 days |
COSCO, OOCL |
Marseille (FRMRS) |
Qui Nhon |
* Bạn có thể liên hệ với Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 để biết chính xác hơn về thời gian vận chuyển hàng tại thời điểm hiện tại từ Pháp về Việt Nam
1.1.2/ Hàng nguyên container và hàng lẻ trong vận chuyển đường biển?
1.1.2.1) LCL là gì?
Ký hiệu - LCL là hình thức đóng hàng chung container hay còn gọi là hàng lẻ. Nghĩa là một công ty vận chuyển sẽ thuê một container và đứng ra tìm kiếm nhiều lô hàng có khối lượng nhỏ từ nhiều chủ hàng khác nhau. Sau đó, đóng tất cả các lô hàng đó vào 1 container xuất về Việt Nam.
Khi đó, bạn sẽ nhận được một tờ bill xác nhận đã gửi hàng. Và bạn phải thanh toán phí vận chuyển cho 1 phần không gian chứa hàng trong container đó. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc thuê nguyên một container vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam.
Ưu điểm của hàng lẻ (LCL):
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Bạn không cần hàng gấp, số lượng hàng ít, muốn tiết kiệm chi phí vì gửi đường hàng không quá mắc. Bạn nên chọn gửi hàng lẻ để tối ưu các chi phí.
- Về thể tích: hàng của bạn nếu nhỏ hơn ½ container 20 feet (1 container 20 feet gần bằng 30cbm) và lớn hơn 2cbm, gửi hàng lẻ sẽ tối ưu.
- Về trọng lượng: có số kg lớn hơn 150kg thì gửi hàng lẻ sẽ tối ưu.
Nhược điểm của hàng lẻ (LCL):
- Đi đường biển nói chung cả hàng nguyên container và hàng lẻ đều có nhược điểm là thời gian vận chuyển lâu. Đi từ Pháp về đến Việt Nam mất từ 28-40 ngày. Phương tiện này không phù hợp với những hàng hóa cần gấp.
- Hàng dễ đổ vỡ; dễ hư hỏng – thực phẩm tươi sống, trái cây…; hóa chất…: đều là những sản phẩm không vận chuyển bằng hàng lẻ hoặc có nhận nhưng với điều kiện rất khắt khe. Có khả năng bạn không đáp ứng được các yêu cầu này. Bạn nên kiểm tra kỹ trước khi vận chuyển.
- Hàng hóa của bạn có thể bị ẩm mốc, ám mùi, rách, móp… Rủi ro xảy ra vì có nhiều loại hàng không đồng nhất đóng chung một container. Mà thời gian đi trên biển dài ngày, sóng biển lớn, bão, quá trình bốc xếp tại cảng… gây ra những hiện tượng này.
- Đây chỉ là những rủi ro nhỏ có thể xảy ra mà thôi. Đa phần hàng hóa đều an toàn khi về đến cảng Việt Nam. Bạn muốn an toàn hơn với hàng hóa của mình, bạn nên đóng hàng trong Pallet riêng, cuốn màng co để cách ly với hơi ẩm, chén xốp để chống va đập, dán nhãn cảnh báo đối với hàng dễ… và cuối cùng là thông báo cho bên vận chuyển gom hàng lẻ chú ý hàng của bạn nếu có yêu cầu đặc biệt.
Bạn muốn vận chuyển hàng lẻ từ Pháp về Việt Nam mà chưa biết liên hệ ai?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Cách tính giá hàng lẻ là theo số m3 hay CBM. Vd: hàng của bạn có kích thước: 1mx1mx1m = 1m3 hay 1cbm. Khi đó, mình báo giá 80Usd/CBM thì bạn sẽ mất cước hàng lẻ là 80usd cho lô hàng này. Ngoài ra, còn có phần Local charge tại Pháp và tại Việt Nam. Tùy theo điều kiện Incoterm mình sẽ ghi chi tiết trong báo giá.
** Đối với hàng lẻ nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam, Hiệp đã vận chuyển rất nhiều. Hãy liên hệ Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 để được cung cấp thêm về giá cả, cách đóng hàng, cũng như kiểm tra xem hàng của bạn có được phép vận chuyển bằng hàng lẻ không.
1.1.2.2) FCL là gì?
- FCL là hàng nguyên container. Có nghĩa là bạn thuê trọn gói 1 container để chở hàng từ Pháp về Việt Nam. Có nhiều loại container khác nhau. Nhưng 2 loại được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất đó là container 20 feet và container 40 feet.
- Container 20 feet chứa được khoảng 30m3 hàng hóa, container 40 feet chứa được gấp đôi container 20 feet khoảng 60m3 hàng hóa. Tuy nhiên, trọng lượng hàng được phép đóng tối đa trong một container 40 feet chỉ giao động trong khoảng 30-32 tấn hàng. Cao hơn một chút so với mức tối đa của container 20 feet (27-30 tấn).
- Container 20 feet : dài 5m8 x rộng 2m3 x cao 2m39, container 40 feet: dài 12m x rộng 2m3 x cao 2m39. Bạn cân nhắc để chọn container phù hợp nhé!
Đóng nguyên container (FCL) nên sử dụng khi nào?
- Thứ 1 : Hàng hóa của bạn có trị giá cao, dễ hư hỏng khi bị va chạm mạnh, hàng có kích thước lớn… bạn nên ưu tiên sử dụng nguyên một container để đảm bảo chất lượng hàng hóa, tránh hư hỏng không cần thiết trong quá trình vận chuyển.
- Thứ 2: Hàng hóa của bạn có số lượng lớn, đủ khả năng chứa đầy từ ½ container trở lên hoặc hàng có trọng lượng lớn thì tối ưu nhất là đóng container. Vd : 1 cuộn thép thể tích khoảng 3Cbm nhưng trọng lượng lên đến 18-22 tấn thì bạn bắt buộc phải đóng container vừa tiết kiệm chi phí vừa có điều kiện chằng buộc hàng hóa một cách cẩn thận và an toàn nhất.
Bạn cần vận chuyển container (FCL) từ Pháp về Việt Nam?
Hãy gọi cho Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155. Với nhiều năm kinh nghiệm vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam.
1.1.3) Chi phí vận chuyển một container từ Pháp về Việt Nam là bao nhiêu?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
* Cước vận chuyển đường biển gồm 2 phần chính:
- Cước đường biển (O/F): XXX Usd/container 20DC or 40DC/HC
- Local charge : Gồm Local charge tại Pháp và Local charge tại Việt Nam.
* Khi nhận báo giá bạn chú ý kiểm tra các đơn vị tính theo container hay theo shipment, theo set. Nếu bạn nhập 1 container thì không ảnh hưởng gì, nếu bạn nhập nhiều container khi đó giá cả sẽ có nhiều biến động.
* Giá sẽ biến động theo từng thời điểm trong năm. Bạn cần kiểm tra kỹ hiệu lực của báo giá, và cập nhật lại nếu quá thời gian hiệu lực. Giá từ Châu Âu nói chung biến động rất nhiều bạn lên lưu ý, tránh xảy ra hiểu nhầm về giá cả nhé!
Giá tốt, Giá đẹp, Giá ưu đãi và chính xác bạn hãy liên hệ Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155.
1.1.4) Icon logo các hãng tàu quốc tế chuyên vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam
Với kinh nghiệm nhiều năm vận chuyển hàng hóa. Chúng mình đã tạo được mối quan hệ tốt với các hãng tàu. Gọi cho Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 để nhận giá ưu đãi.
1.1.5) Các cảng biển chính của Pháp
Phương thức vận chuyển bằng đường biển được sử dụng tốt nếu:
Thời gian giao hàng không gấp
Khối lượng lô hàng của bạn lớn hơn 2 CBM và trọng lượng nặng hơn 150 kg
* Cảng Le Havre
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Le Havre (cảng du lịch đến Thành phố Paris) là một cảng biển lớn nằm cách thủ đô của Pháp khoảng 211 km. Cảng nằm trên bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và tại Kênh English Channel. Thành phố có tổng diện tích khoảng 47 km2 và có dân số khoảng 175.000.
Cảng Le Havre là cảng biển thương mại lớn thứ hai của Pháp (sau Marseille / trên biển Địa Trung Hải) về tổng trọng tải hàng hóa nhưng đứng đầu về số lượng container vận chuyển của đất nước Pháp.
Dữ liệu thống kê cho thấy số lượng các tàu du lịch liên tục tăng - 70 (năm 2010), 97 (2011), 107 (2012), 124 (2013), 129 (2016, xử lý 332.515 hành khách), 129 (2017, xử lý 397.552 hành khách. Năm 2018, cảng hành trình đã xử lý 145 tàu.
Cảng Le Havre (chính thức là "Grand Port Maritime du Havre") bao gồm một loạt các bến cảng giống như kênh đào. Canal de Tancarville và Grand Canal du Havre nối Le Havre với sông Seine.
Hàng hóa chính được vận chuyển qua cảng thông qua tàu chở dầu, tàu chở hàng rời và tàu chở container (boxship) bao gồm dầu thô, dầu tinh chế, gasoil, ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi, than, xi măng, hàng hóa nói chung, container container.
*Cảng Marseille
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Hiện tại cảng có ba bến chính: Marseille, Lavera và Fos. Marseille là cảng khách, hàng hoá nói chung, các hoạt động roll-on/roll-off và sửa chữa tàu. Lavera là cảng dành riêng cho hóa chất, dầu thô và dầu tinh chế, còn Fos là cảng dầu thô và container.
Cảng hàng đầu ở Pháp, cảng Marseille Fos đón gần 10.000 tàu, xử lý 79 triệu tấn hàng hóa, phục vụ 860 khách hàng và quản lý 10,400 ha.
Trên một khu vực rộng lớn như thành phố Paris, cảng Marseille Fos có không gian và cơ sở hạ tầng để đáp ứng các hoạt động hàng hải, hậu cần và công nghiệp. Nó có khả năng xử lý một loạt các hoạt động từ nhập khẩu đến xuất khẩu các loại hàng hóa (hydrocarbon, container, quặng, sản phẩm thực phẩm, v.v.). Các hoạt động công nghiệp như luyện tinh, công nghiệp thép, hay thậm chí là công nghiệp hóa chất và sửa chữa tàu biển, tạo thành hệ sinh thái bến cảng.
1.2) Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Pháp về Việt Nam
Bạn cần hàng gấp nên sử dụng đường hàng không. Gửi bằng máy bay có hai hình thức đó là air cargo và chuyển phát nhanh.
Bạn đọc bài viết của mình trong phần dưới nhé!
1.2.1) So sánh chuyển phát nhanh hay air cargo?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Về thời gian vận chuyển: Tuy Việt Nam và Pháp có 2 hãng bay có tuyến bay thẳng là Việt Nam airline và air France. Nhưng đa phần hàng hóa đều được thực hiện bởi các chuyến bay quá cảnh tới Malaysia, Bangkok, Singapore sau đó mới về Việt Nam. Do đó, thời gian vận chuyển sẽ kéo dài hơn so với đi trực tiếp. Thời gian vận chuyển của chuyển phát nhanh sẽ nhanh hơn so với air cargo vì quá trình nhận hàng và khai hải quan của chuyển phát nhanh có nhiều lợi thế hơn so với air cargo.
- Về thủ tục hải quan: Hình thức gửi chuyển phát nhanh được hải quan ưu tiên xử lý và thủ tục được giảm bớt còn air cargo không được những ưu tiên này. Đối với chuyển phát nhanh công ty dịch vụ vận chuyển sẽ là người khai hải quan luôn nếu bạn yêu cầu, chi phí này tính trong giá thành vận chuyển khi báo giá rồi. Đối với air cargo bạn phải thuê dịch vụ bên ngoài khai hoặc bạn tự khai hải quan hàng hóa của mình.
- Về loại hàng hóa: Air cargo thích hợp cho các loại hàng hóa có trọng lượng lớn từ 100kg trở lên. Chuyển phát nhanh phù hợp với hàng hóa nhỏ, trọng lượng thấp như thư, hàng mẫu, quà biếu…
- Về Công ty vận chuyển: Đơn vị thực hiện vận chuyển hàng air cargo là các hãng hàng không như Vietjet, Vietnam airline, air France, Qatar airline, China airline… Còn đối với chuyển phát nhanh là DHL, Fedex, TNT, UPS...
- Về chi phí : Hàng nhỏ bạn gửi chuyển phát nhanh sẽ có lợi về chi phí khai hải quan, chi phí người đến nhận hàng tại nhà bạn – Đây là ưu điểm lớn nhất của chuyển phát nhanh. Air cargo hàng lớn, nặng từ 100kg trở lên thì ưu tiên sử dụng.
1.2.2) Chuyển phát nhanh - air cargo? Cái nào lợi hơn nhỉ!
- Trọng lượng hàng nhỏ hơn 50kg, bạn ưu tiên sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh. Tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng từ kho ra sân bay.
- Trọng lượng từ 50-100kg, mức ở giữa này bạn có thể tùy chọn sử dụng dịch vụ. Nếu cần nhanh chóng và đỡ tốn thời gian vận chuyển xe tải ra sân bay bạn nên chọn chuyển phát nhanh.
- Trọng lượng hàng từ 100-500kg, mức này chọn air cargo là tối ưu nhất. Vì khi đó chi phí bình quân tính theo kg sẽ rẻ hơn so với báo giá của chuyển phát nhanh.
-Trọng lượng lớn hơn 500kg mà không cần gấp bạn đi đường sea là tối ưu.
1.2.3) Số kg để tính tiền vận chuyển tính sao ta?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
* Giá cước vận chuyển bằng đường hàng không được tính theo số kg. Báo giá được chia ra các mức khác nhau. Đối với air cargo là: +45, +100, +150, +300,+500,+1000kg. Đối với hàng chuyển phát nhanh thì báo giá theo: 0.5kg, 1kg, 2kg…..
* Có những loại hàng hóa có trọng lượng lớn nhưng kích thước nhỏ thì số kg dùng để tính tiền là số kg thực tế.
* Có những loại hàng hóa có trọng lượng nhỏ nhưng kích thước lớn thì số kg dùng để tính tiền là số kg quy đổi từ thể tích ra. ( công thức mình sẽ nêu ở bên dưới)
- Trọng lượng thực tế rất đơn giản để xác định, chỉ cần kéo hàng lên cân là biết ngay số kg hàng của mình. Quá đơn giản phải không!!!
- Trọng lượng quy đổi từ thể tích ra số kg cũng đơn giản. Dựa theo công thức : air cargo : Dài x rộng x cao (cm)/6000 = xxx kg; air chuyển phát nhanh: Dài x rộng x cao (cm)/5000 = xxx kg. Bạn đo 3 cạnh của lô hàng rồi áp dụng công thức sẽ tính được số kg hàng hóa của mình.
1.2.4) Chi phí vận chuyển hàng không từ Pháp về Việt Nam bao nhiêu?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Giá hàng air biến động rất nhanh. Bạn nên chốt lịch và chuẩn bị hàng sẵn rồi mới kiểm tra giá và chỗ. Nhiều lúc không còn chỗ để lấy booking nữa.
- Để có mức giá đẹp, bạn nên cung cấp thông tin đầy đủ cho bên vận chuyển. Các thông tin cơ bản gồm:
* Mặt hàng: tên hàng, thành phần cấu tạo, có nguy hiểm hay không…
* Số lượng:
* Trọng lượng:
* Kích thước:
* Quy cách đóng gói: thùng carton, thùng gỗ, pallet…
* Hàng có yêu cầu đặc biệt gì không? Như hàng lạnh, hàng mát có yêu cầu về nhiệt độ…
* Thời gian có thể book cước để xuất khẩu
* Hàng cá nhân hay công ty
- Với những thông tin như trên, cơ bản đã đủ để kiểm tra giá. Nếu bạn có số lượng hàng lớn, bạn có thể đàm phán để có mức giá hợp lý.
Do đó, để có báo giá tốt cho lô hàng của bạn hãy liên hệ Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 để mình hỗ trợ nhé!
1.2.5) Thời gian vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam?
1.2.5.1) Thời gian vận chuyển hàng air cargo?
- Đối với hàng air cargo, việc khai hải quan là do chủ hàng – người gửi hàng chịu trách nhiệm khai hải quan. Vì vậy, hồ sơ phải chuẩn bị đúng và đầy đủ trước khi tiến hành lấy booking. Nếu hồ sơ có sai lệch sẽ ảnh hưởng có thể làm trễ chuyến bay.
- Thời gian vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam giao động trong khoảng 2-5 ngày. Tùy thuộc vào chặng bay và các địa điểm transit cũng như lịch bay của các máy bay chuyển hàng về Việt Nam.
- Cũng có những trường hợp, do sân bay quá tải. Hàng hóa của bạn sau khi từ Pháp vận chuyển đến sân bay Bangkok. Đến đây hàng bị neo giữ tại Bangkok 2-3 ngày vì quá nhiều hàng tại đây không đủ máy bay vận chuyển. Khi về đến Việt Nam sẽ trễ hơn so với lịch bay dự kiến ban đầu. Các trường hợp này tuy ít xảy ra nhưng không phải là không có. Bạn nên xem xét cộng thêm thời gian vận chuyển nếu có những trường hợp như vậy xảy ra.
1.2.5.2) Thời gian vận chuyển hàng chuyển phát nhanh?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Trước hết, bạn hãy đóng gói hàng hóa cẩn thận trước khi giao cho nhân viên vận chuyển. Các hãng chuyển phát nhanh sẽ cử người đến tận nhà bạn nhận hàng.
Thời gian vận chuyển bằng hình thức này nhanh và gọn gàng hơn air cargo mất khoảng 1-3 ngày. Tuy nhiên, với các gói cước mắc bạn sẽ có thời gian vận chuyển ngắn hơn so với các gói cước rẻ và dài ngày.
Hãy cân nhắc thời gian mong muốn để lựa chọn dịch vụ phù hợp nhé bạn của tôi!
Logo công ty dịch vụ chuyển phát nhanh từ Pháp về Việt Nam
1.2.6) Sân bay quốc tế của Pháp
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Pháp, là một quốc gia du lịch nổi tiếng, đã phát triển một loạt các sân bay quốc tế. Trong số 34 sân bay đó, với các sân bay ở Paris (Orly và Charles de Gaulle là những sân bay có lưu lượng giao thông lớn nhất).
1.2.6.1) Paris Charles de Gaulle - Mã IATA CDG - (~ 69 triệu hành khách)
Charles de Gaulle là sân bay quốc tế lớn nhất của đất nước và là trung tâm chính của hãng hàng không Air France. Sân bay nằm cách thủ đô của Pháp 25 km về phía đông bắc. Đến và đi từ sân bay rất nhanh và dễ dàng. Với sự kết nối tốt với cả các khu vực khác của Pháp và cả các thành phố quốc tế, sân bay này có thể là một lựa chọn phù hợp cho bạn.
1.2.6.2) Sân bay Paris Orly - Mã IATA ORY - (~ 32 triệu hành khách)
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Thay thế cho sân bay CDG, bạn có thể sử dụng sân bay nhỏ hơn của Paris nằm cách trung tâm thành phố 13 km về phía nam. Đây là sân bay bận rộn nhất của đất nước về giao thông nội địa và bận rộn thứ hai về giao thông quốc tế. Sân bay được liên kết tốt với trung tâm thành phố.
1.2.6.3) Sân bay Nice Côte footzur - mã IATA NCE - (~ 13 triệu hành khách)
Sân bay NCE chỉ cách Nice 6 km về phía tây nam và là sân bay lớn thứ ba trong cả nước. Đây là một trung tâm của Air France và là cơ sở hoạt động cho Easyjet. Sân bay được kết nối tốt với thành phố. Đây là sân bay thuận tiện nhất cho những người đến thăm CôteHotelzur. Ngoài ra, do là vùng lân cận của Monaco, nó cũng đóng vai trò là sân bay của thành phố được liên kết với thành phố bằng dịch vụ trực thăng.
1.2.6.4) Sân bay Lyon Saint-Exupéry - Mã IATA LYS - (~ 10 triệu hành khách)
Sân bay LYS thuộc thành phố lớn thứ ba ở Pháp, Lyon. Đây là một cơ sở giao thông quan trọng cho vùng Auvergne-Rhône-Alpes nằm cách trung tâm thành phố Lyon 20 km về phía đông nam .
1.2.6.5) Sân bay Marseille Provence - Mã IATA MRS - (~ 9 triệu hành khách)
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Sân bay Marseille Provence nằm cách thành phố Marseille 27 km về phía tây bắc. Đây là sân bay lớn nhất của Pháp theo số lượng hành khách và lớn thứ ba theo lưu lượng hàng hóa. Kể từ tháng 9 năm 2006, sân bay cũng khai thác các chuyến bay giá rẻ như Easyjet, Ryanair và Volotea. Đến và đi từ sân bay rất dễ dàng và rẻ.
1.2.6.6) Sân bay Toulouse Blagnac - Mã IATA TLS - (~ 9 triệu hành khách)
Sân bay của thủ đô Toulouse của vùng Occitanie nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía tây bắc và một phần ở Blagnac. Vận chuyển từ sân bay đến thành phố là nhanh chóng và giá cả phải chăng. Sân bay này là lựa chọn tốt nhất cho khách du lịch đến thăm Andorra.
1.2.6.7) Sân bay Mulhouse - Mã IATA BSL - (~ 7 triệu hành khách)
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Sân bay Basel-Mulhouse-Freiburg là một sân bay quốc tế của Pháp nằm cách Basel, Thụy Sĩ 3,5 km về phía tây bắc, cách Mulhouse, Pháp 20 km và Freiburg, Đức 45 km về phía nam. Đối với vị trí và gần biên giới quốc tế, nó đóng vai trò là căn cứ cho nhiều hãng hàng không bao gồm Easyjet, Belair, Air Berlin và khai thác các chuyến bay đến nhiều điểm đến đô thị và giải trí châu Âu.
1.2.6.8) Sân bay Bordeaux Mérignac - mã IATA BOD - (~ 6 triệu hành khách)
Nằm ở phía tây nam nước Pháp, sân bay chỉ cách 12 km về phía tây của Bordeaux. Nó chủ yếu khai thác các chuyến bay đến các điểm đến đô thị và khu nghỉ mát ở châu Âu và Bắc Phi. Đây là sân bay lớn thứ sáu của Pháp. Bạn có thể đến trung tâm thành phố bằng xe đưa đón hoặc bằng phương tiện giao thông địa phương .
1.2.6.9) Sân bay Nantes - Mã IATA NTE - (~ 5 triệu hành khách)
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Sân bay quốc tế phục vụ Nantes nằm cách thành phố Bouguenais 8 km về phía tây nam. Đây là sân bay lớn nhất ở miền tây nước Pháp. Nó phục vụ như một trung tâm đến Volotea và Transavia Pháp.
1.2.6.10) Sân bay Beauvais Tillé - mã IATA BVA - (~ 4 triệu hành khách)
Còn được gọi là sân bay Paris Beauvais, nó nằm cách Paris hơn 85 km về phía tây bắc. Nó chủ yếu được sử dụng bởi các hãng hàng không giá rẻ như Ryanair, Wizzair, v.v.
2) Thủ tục hải quan xuất khẩu tại Pháp
2.1) Chi phí thông quan sẽ là bao nhiêu?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Khai hải quan tại Pháp thường được thực hiện bởi các công ty logistics. Chi phí dịch vụ giao động vào khoảng 100-180 usd/ shipment.
Chú ý: Giá trên chỉ là công làm của công ty logistics mà thôi. Nếu có phát sinh phí kiểm hóa, đóng gói hàng sau khi kiểm … sẽ báo khách hàng sau. Căn cứ vào mức thực tế phát sinh.
2.2) Làm sao biết hàng hóa của bạn có được Pháp cho phép xuất khẩu hay không?
- Đơn giản là bạn chỉ cần yêu cầu nhà cung cấp xác nhận hàng hóa của họ có được Pháp cho phép xuất khẩu hay không! Họ muốn bán hàng chắc chắn họ phải tìm hiểu kỹ vấn đề này.
- Nếu bạn muốn chắc chắn hơn, hãy nhờ các công ty dịch vụ logistics kiểm tra. Họ thường làm những nghiệp vụ như vận chuyển, khai hải quan nên sẽ có kiến thức và hiểu biết về vấn đề này. Mình có thể hỗ trợ bạn vấn đề này nếu bạn cần hỗ trợ.
Ví dụ: hình dưới đây mô tả HS code sản phẩm này:
Bạn có thể tham khảo thêm tại trang web của cơ quan hải quan Pháp theo link sau: https://www.douane.gouv.fr/
Huy hiệu của Hải quan Pháp
3/ Thủ tục hải quan nhập khẩu ở Việt Nam
3.1/ Xác định các yêu cầu để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Bạn muốn nhập hàng về, điều đầu tiên bạn phải quan tâm đó là Chính phủ, các cơ quan Nhà nước có cho phép nhập sản phẩm đó hay không? Cho nhập nhưng với điều kiện gì? Nó quan trọng hơn là xác định mức thuế bao?
Mình xin nêu tóm tắt các bước cơ bản để bạn tự kiểm tra nhé!
Bước 1 : Xác định hàng của bạn có thuộc danh mục cấm nhập khẩu hay không?
- Trong muôn vàn luật, nghị định, thông tư… bạn phải tìm ra quy định nào cấm nhập các sản phẩm về Việt Nam. Bạn lên mạng search danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Bạn sẽ tìm ra NĐ 69/2018/NĐ-CP về Quản lý ngoại thương, quy định chi tiết các mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam.
- Theo như NĐ 69/2018/NĐ-CP thì quá chung chung nên bạn phải vào từng bộ để kiểm tra danh mục cấm, mã HS code cụ thể. Mình Vd : Bộ Công thương có TT 12/2018/TT-BCT chi tiết NĐ 69/2018/NĐ-CP về Quản lý ngoại thương, Quy định chi tiết các mặt hàng cấm nhập, thủ tục đi kèm. Bạn căn cứ vào đó để xác định.
- Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với Hải quan nơi gần nhất để hỏi thông tin về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa của mình.
Bước 2 : Hàng không bị cấm nhập, làm sao xác định được điều kiện nhập mặt hàng này là gì?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Các loại điều kiện bạn thường gặp khi nhập hàng về Việt Nam chúng ta gồm : Xin giấy phép nhập khẩu, đăng ký hợp quy, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, dán nhãn năng lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Trong Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 có quy định các sản phẩm phải có giấy phép nhập khẩu, bạn đọc trước để xác định bộ nào quản lý mặt hàng đó. Tiếp theo search các nghi định liên quan do bộ quản lý ban hành.
Mình xin đưa ra một ví dụ như sau:
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Hiệp muốn nhập khẩu gạch men dùng trong xây dựng nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam. Trước hết, bạn tìm hiểu mặt hàng này do cơ quan Nhà nước nào quản lý
- Bạn sẽ tìm thấy ngay đó là Bộ Xây Dựng.
- Danh mục hàng cấm nhập khẩu theo NĐ/68/2018, mặt hàng do Bộ Xây Dựng quản lý chỉ là: Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. Vậy gạch men của chúng ta không bị cấm.
- Nhưng đi xác định thêm bước nữa đó là kiểm tra xem mặt hàng gạch men có thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điệu kiện hay không? Bạn chỉ cần gõ “ danh mục hàng hóa nhóm 2 bộ xây dựng “ và bạn sẽ thấy.
- THÔNG TƯ Số: 10/2017/TT-BXD : BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN CHỨNG NHẬN HỢP QUY, CÔNG BỐ HỢP QUY. Quy định những mặt hàng phải công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường. Như vậy, bạn phải đáp ứng các yêu cầu theo thông tư này hàng hóa mới được bán ra thị trường.
- Tiếp tục, kiểm tra bảng 1 - Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn, Bạn sẽ thấy ngay các mặt hàng gạch men sẽ phải công bố hợp quy.
- Thực tế mình làm thủ tục nhập khẩu gạch men xây dựng như sau: bạn mở tờ khai hải quan, liên hệ trung tâm kiểm định đăng ký làm công bố hợp quy, nộp bộ hồ sơ + giấy đăng ký công bố hợp quy có dấu của bên kiểm định cho hải quan, sau đó hải quan cho thông quan hàng bạn mang hàng về kho công ty cất giữ - chưa được bán, bạn gửi mẫu cho bên kiểm định test, có kết quả cấp giấy chứng nhận cho công ty bạn. Như vậy mới hoàn thành quá trình nhập khẩu và bán hàng hợp pháp.
- Nếu mặt hàng gạch men của bạn không nằm trong danh mục này thì bạn thoải mái nhập hàng về. Không cần làm thêm thủ tục công bố hợp quy nữa.
- Mặt hàng gạch men có thủ tục đơn giản, nhưng nếu không biết để chuẩn bị trước bạn sẽ gặp những khó khăn như: Lấy mẫu sản phẩm – nếu nhập ít không đủ để lấy mẫu thì sao? Thời gian test mẫu bao lâu - ảnh hưởng tới thời gian giao hàng cho khách? Chi phí test mẫu bao nhiêu - ảnh hưởng tới lợi nhuận của bạn như thế nào?... Để thuận lợi trong quá trình nhập khẩu, bạn phải kiểm tra kỹ các điều kiện và thủ tục để hoàn thành các điều kiện nhập khẩu này.
Bạn cần tư vấn thêm hãy liên hệ Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 nhé!
3.2/ Các loại thuế bạn phải nộp khi nhập khẩu?
3.2.1 Thuế Nhập khẩu xác định như thế nào?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Muốn tra được mức thuế nhập khẩu, bạn phải có hs code sản phẩm trước tiên.
- Bạn đăng nhập vào web Tổng cục hải quan để tra cứu mức thuế hiện tại đang áp dụng cho sản phẩm của bạn.
- Hiệp đưa ra ví dụ mặt hàng Kính nổi có Hs Code là : 7005.21.90 được tra cứu thuế trên trang web hải quan Hồ Chí Minh.
=> Quá đơn giản để tra cứu mức thuế nhập khẩu đúng không nào. Sai sót chủ yếu là việc áp mã hs code sản phẩm sai, dẫn tới xác định mức thuế phải nộp sai. Do vậy, Bạn hãy kiểm tra thật kỹ và hỏi thêm nhà xuất khẩu xem hs code họ áp dụng tại Pháp là mã nào để bạn đối chiếu cho phù hợp với hs code của Việt Nam.
3.2.2/ Thuế tiêu thụ đặc biệt, chống bán phá giá, bảo vệ môi trường…. được tính ra sao?
3.2.2.1/ Thuế chống bán phá giá
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Bán phá giá là gì?
- Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B.
- Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các “vụ kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này.
Thuế chống bán phá giá là gì?
- Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó. Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Sản phẩm nào bị áp thuế chống bán phá giá và mức thuế chống bán phá giá là bao nhiêu?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Tùy thuộc vào các vụ kiện chống bán phá giá để xác định mặt hàng nào và chịu thuế suất bao nhiêu, hàng hóa có xuất xứ từ nước nào mới bị, thời hạn chịu mức thuế này là bao lâu... Bạn tham khảo các công văn, quyết định của Bộ Công thương để hiểu chi tiết.
- Trong những năm gần đây, các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là bị áp thuế này nhiều nhất. Bạn chú ý kiểm tra xem sản phẩm dự kiến nhập khẩu có chịu thuế chống bán phá giá không. Nếu có sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới lợi nhuận của bạn đấy!
- Mình xin đưa ra hình ảnh dưới là ví dụ về thuế chống bán phá giá của một số mặt hàng:
Nếu bạn muốn biết mặt hàng của mình có bị áp thuế chống bán phá giá hay không hãy search các quyết định chống bán phá giá của Bộ Công Thương. Hoặc bạn có thể liên hệ Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155 để mình hỗ trợ.
3.2.2.2/ Thuế tiêu thụ đặc biệt
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
1/ Thuốc lá điếu, xì gà
2/ Rượu
3/ Bia
4/ Xe oto dưới 24 chỗ
5/ Xe moto hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3
6/ Tàu bay ( trong một số trường hợp miễn thuế tiêu thụ đặc biệt )
7/ Du thuyền – dùng cho mục đích dân dung
8/ Xăng
9/ Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000BTU trở xuống
10/ Bài lá
11/ Vàng mã, hàng mã
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB phải nộp |
= |
Giá tính thuế TTĐB |
X |
Thuế suất thuế TTĐB |
Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa là giá bán ra chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng
Ví dụ về thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng :
3.2.2.3/ Thuế bảo vệ môi trường
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Thuế bảo vệ môi trường là thuế gián thu, thu vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu tới môi trường
Mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường
1/ Xăng, dầu, mỡ nhờn
2/ Than đá
3/ Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)
4/ Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa)
5/ Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6/ Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng
7/ Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8/ Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Cách tính thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế X Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa
Ví dụ một số mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường :
3.2.3 Thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam?
Đa số hàng hóa dịch vụ đều chịu mức thuế suất thuế gtgt ở mức 10%. Trong một số trường hợp thuế này có thể là 0%, 5%. Bạn cần kiểm tra xem mặt hàng của bạn có thuộc đối tượng hưởng mức thuế 0% hay 5% để khai báo nhé!
Dưới đây là ví dụ về một số mặt hàng có thuế gtgt chịu mức 5% thay vì 10% như thường lệ:
3.3/ Làm cách nào để được giảm thuế nhập khẩu hàng từ Pháp về Việt Nam?
3.3.1/ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Pháp là thành viên quan trọng của EU. Khi EVFTA có hiệu lực, chắc chắn các sản phẩm nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam nếu đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ như trong hiệp định sẽ được hưởng các mức ưu đãi thuế. Bạn đề nghị các đối tác Châu Âu làm C/O để hưởng ưu đãi thuế nhé!
- EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ... Dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản... là những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này.
- Về thuế quan, ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế và hơn 99% dòng thuế được gỡ bỏ sau 7 năm.
- Ngược lại, Việt Nam cũng cam kết sẽ bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hoá EU. Sau 7 năm số dòng thuế được xoá bỏ tăng lên 91,8% và sau 10 năm mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế... Người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội tiêu dùng các sản phẩm của châu Âu với giá cạnh tranh.
3.3.2 Điều kiện hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA.
Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để hàng hóa xuất khẩu đi EU được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Thông tư số 11/2020/TT-BCT bao gồm 5 Chương, 42 Điều và 08 Phụ lục ban hành kèm theo. Thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA áp dụng với đối tượng là cơ quan, tổ chức cấp C/O và thương nhân.
Thông tư là văn bản pháp lý quan trọng hướng dẫn các cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi cũng như cộng đồng trong việc thực thi quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Hiệp định EVFTA.
Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU sẽ được cấp C/O mẫu EUR.1 theo quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT và hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA.
Việc cấp C/O mẫu EUR.1 cho hàng hóa xuất khẩu đi EU theo Hiệp định EVFTA được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi do Bộ Công Thương ủy quyền.
Hình ảnh : C/O form EUR.1 bạn sẽ phải cung cấp cho Hải Quan để hưởng ưu đãi thuế.
3.4/ Những bước cơ bản làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng từ Pháp về Việt Nam
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Thủ tục nhập khẩu đơn giản gồm những bước sau: Xin giấy phép nhập khẩu, đăng ký kiểm tra chuyên ngành, lên tờ khai hải quan và nộp hồ sơ cho hải quan, kiếm hóa dưới cảng (nếu tờ khai bị kiểm), lấy mẫu kiểm tra - nộp kết quả kiểm tra ( có thể làm sau thông quan –tùy theo bộ quản lý quy định), thông quan.
Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu
- Các mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu bạn phải làm trước khi cho hàng về Việt Nam nhé. Nếu bạn không làm sớm, hàng về đến Việt Nam mà không có giấy phép sẽ chịu mức phạt và bắt tái xuất, tiêu hủy hay các hình thức phát bổ sung khác…
- Bạn chú ý tìm hiểu kỹ sản phẩm có nằm trong nhóm phải xin giấy phép không để thực hiện cho đúng.
Giai đoạn 2: Thực hiện đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Một số sản phẩm bạn nên nhập mẫu và đăng ký kiểm tra chuyên ngành trước khi nhập số lượng lớn về vì thời gian làm rất lâu, tốn nhiều chi phí lưu kho, lưu bãi của bạn. Vd: Thực phẩm – công bố vệ sinh an toàn thực phẩm ( thời gian làm 20 ngày ).
Giai đoạn 3 : Lên tờ khai hải quan, nộp hồ sơ và kiểm hóa tại kho, cảng
- Lên tờ khai hải quan trên phần mềm khai hải quan điện tử
- Nộp hồ sơ hải quan, nộp thuế cho tờ khai nhập khẩu, kiểm hóa dưới cảng, lấy mẫu kiểm dịch… Đối với kiểm hóa bắt buộc hàng về đến kho, đến cảng thì chúng ta mới tiến hành làm được.
- Đổi lệnh, đóng tiền phí vận chuyển với hãng tàu, bên vận chuyển
- Thông quan, đưa hàng về bảo quản, tạm giải phóng hàng sau khi có kết quả kiểm dịch, kiểm tra nhà nước hay có giấy đăng ký kiểm tra nhà nước…
Giai đoạn 4 : Hàng về đến kho của công ty
- Thông thường khi bạn hoàn thành giai đoạn 3 là xong. Nhưng đối với hàng hóa đặc biệt phải kiểm tra chuyên ngành như kiểm dịch động vật, thực vật, y tế, công bố hợp quy… bạn phải đợi có kết quả và nộp kết quả đạt tiêu chuẩn cho hải quan hoặc cơ quan chuyên ngành quản lý mặt hàng đó mới hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
3.5/ Chi phí khai hải quan hàng nhập khẩu
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
* Mức giá giao động trong khoảng 800k-2tr đối với những mặt hàng bình thường, thủ tục nhập khẩu không quá phức tạp và tốn ít thời gian, công sức.
* Giá dịch vụ khai thuê hải quan sẽ biến động tùy theo số lượng hàng hóa nhiều hay ít, chi cục hải quan xa hay gần, mức độ khó dễ của hàng.
Nếu bạn cần dịch vụ khai hải quan hãy liên hệ Hiệp – Đt/Zalo : 0986 833 155 mình sẽ báo giá chính xác cho bạn theo từng trường hợp nhé!
3.6) Những chứng từ cơ bản bạn phải nộp cho Hải Quan khi vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam gồm?
3.6.1) Vận đơn
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Vận đơn đường biển - Seaway Bill là chứng từ do hãng tàu phát hành để xác nhận việc gửi hàng của bạn
- Vận đơn đường hàng không - Airway Bill là chứng từ do hãng hàng không phát hành để xác nhận bạn đã gửi hàng hóa từ Pháp về Việt Nam.
- Ngoài ra còn có vận đơn bằng đường xe lửa, xe tải….
- Vận đơn là chứng từ bắt buộc phải có trong hồ sơ nộp hải quan. Bạn cần cung cấp và kiểm tra sự chính xác thông tin của vận đơn trước khi nộp nhé!
- Gửi tới bạn hình ảnh sưu tầm về vận đơn đường biển seaway bill :
3.6.2) Hóa đơn gốc - Invoice
- Đa số các lô hàng nào gửi về Việt Nam đều phải có hóa đơn. Một số trường hợp như hàng biếu tặng… không có hóa đơn đi kèm vẫn được chấp nhận.
- Đối với hình thức nhập kinh doanh, bạn phải chuẩn bị hóa đơn cẩn thận. Gồm đầy đủ các thông tin thể hiện số lượng, đơn giá, thông tin người bán, người mua, điều kiện Incoterm…
3.6.3) Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing list
Phiếu đóng gói hàng hóa là chứng từ thường thấy trong giao dịch hàng hóa quốc tế. Bạn có thể gom Invoice và Packing list vào trong 1 file để tiện quản lý nếu số lượng hàng hóa nhỏ. Nếu số lượng hàng hóa lớn, bạn nên tách riêng để tránh sai sót trong tính toán đơn giá.
3.6.4) Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
C/O là chứng từ không bắt buộc trong bộ hồ sơ nộp hải quan. Nhưng để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu từ Pháp về bạn phải có chứng từ này thì hải quan mới giải quyết cho bạn được hưởng ưu đãi.
Bạn chú ý các thông tin ghi tên C/O phải khớp với INV, Bill tàu nhé! Nếu có sai sót sẽ bị bác C/O và không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu
3.6.5) Chi phí bảo hiểm vận chuyển là bao nhiêu?
* Khi ký hợp đồng bạn có thể yêu cầu nhà xuất khẩu mua bảo hiểm hóa thay bạn hoặc bạn có thể mua bảo hiểm tại Việt Nam. Có rất nhiều công ty thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu này như Bảo Việt, Pjico…
* Mức phí tính theo giá trị hàng hóa trên INV. Chi phí bảo hiểm tương đối thấp giao động khoảng 0.15% giá trị INV.
*Giá mà bảo hiểm sẽ tính cho bạn được xác định theo cách này: (giá trị cước vận chuyển + giá trị sản phẩm)* 0.15%.
- Tỷ lệ phần trăm được xác định theo từng loại hàng hóa mà bạn đang muốn được bảo hiểm
4) Dành riêng cho các bạn lần đầu vận chuyển hàng nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam.
4.1) Bạn có cần xin giấy phép nhập hàng từ Pháp về Việt Nam không?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Bạn tham khảo thêm ở phần 3.1 trong bài viết này của mình nhé!
Đa số hàng hóa khi nhập về Việt Nam không cần giấy phép nhập khẩu. Tuy không phải xin giấy phép nhưng rất có thể hàng hóa đó sẽ phải đáp ứng các điều kiện về chất lượng khi nhập khẩu Việt Nam hoặc kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật.
Bạn nên cẩn thận trong bước đầu tiên này. Vì các thủ tục ban đầu này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhập khẩu về sau.
4.2) Bạn có cần một công ty khai thuê hải quan hay không?
- Bạn có kiếm thức về khai hải quan, bạn có thể tự làm các lô hàng đầu tiên để nắm rõ được các bước thực hiện và thời gian thực hiện. Nhưng những lô hàng sau, bạn nên thuê đơn vị khai hải quan để tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn.
- Bạn không rành về thủ tục hải quan. Tốt nhất bạn thuê một đơn vị chuyên về khai hải quan để họ làm và tư vấn cho bạn. Giá cả trên thị trường cũng không quá mắc. Bạn đừng tiếc vài trăm ngàn để ảnh hưởng tới lô hàng cả tỷ bạn nhé!
Bạn cần đơn vị khai hải quan chuyên nghiệp. Hãy liên hệ và ủng hộ Hiệp nhé! Đt/Zalo – 0986 833 155.
4.3 ) Bạn có phải thành lập doanh nghiệp để nhập khẩu hàng không? Làm sao để khai hải quan được?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Đối với hàng quá biếu, quà tặng, hàng cá nhân; bạn không cần mở công ty để nhập khẩu về Việt Nam. Bạn sử dụng các dịch vụ chuyển phát nhanh hoặc chuyển hàng cá nhân để gửi. - Đối với hàng gửi chuyển phát nhanh – các công ty chuyển phát nhanh sẽ có dịch vụ làm thủ tục khai hải quan giúp bạn. Đối với các hình thức khác như air cargo, đường biển - thủ tục hải quan tại Việt Nam hàng cá nhân có chút rắc rối. Do đó, bạn nên thuê một công ty khai hải quan để làm vấn đề khai hải quan này.
- Bạn nhập về để kinh doanh, với số lượng lớn và thường xuyên. Bạn phải mở công ty để thực hiện khai hải quan thuận lợi nhất.
4.4) Hãy mua bảo hiểm cho hàng hóa của bạn?
- Bảo hiểm là chi phí không bắt buộc. Nếu bạn thấy hàng của mình đã an toàn, rủi ro không đáng kể thì có thể không mua bảo hiểm. Nhưng tốt nhất hãy mua bảo hiểm cho hàng hóa để đảm bảo các vấn đề phát sinh như hư hỏng, mất hàng… thì thiệt hại tài chính bạn sẽ được giảm thiểu ở mức thấp nhất.
- Có bảo hiểm bạn có thể an tâm hơn rất nhiều mà chi phí cũng không nhiều gì chỉ 0.15% tổng giá trị hàng mà thôi. Sống an vui, đời thanh thản nhé bạn!
4.5) Bạn nên thanh toán bằng hình thức nào cho đối tác Pháp?
Tốt nhất đối với các lô hàng nhập khẩu lần đầu hoặc mức độ tin tưởng người bán thấp, bạn nên mở thư tín dụng (L/C) để đảm bảo lợi ích chính đáng của bạn.
4.6) Thông tin cần thiết để đơn vị vận chuyển báo giá cước về Việt Nam?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
Bạn nên chuẩn bị các thông tin cơ bản sau:
- Mặt hàng gì?
- Số lượng?
- Trọng lượng?
- Cảng gửi hàng? Cảng nhận hàng? Nếu bạn không biết chính xác có thể ghi địa chỉ để đơn vị vận chuyển họ xác định giúp bạn
- Kích thước hàng hóa?
4.7) Bạn đã chuyển tiền cho đối tác, nhưng địa chỉ giao hàng thay đổi? Bạn phải làm sao?
Khi hàng hóa chưa lên tàu. Bạn có thể thông báo cho Hiệp biết để chuyển tàu khác hoặc đổi địa chỉ nhận hàng khác.
Nhưng nếu hàng đã lên tàu, đây là thủ tục phức tạp. Cần liên hệ hãng tàu để xử lý. Do đó, bạn cần phải xác nhận chính xác địa điểm giao nhận hàng hóa nhé.
4.8) Làm cách nào bạn có thể đảm bảo rằng bạn đã chọn đúng công ty bán hàng / nhà cung cấp / nhà máy uy tín để mua?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Kiểm tra độ uy tín của nhà cung cấp thông qua các diễn đàn
- Kiểm tra uy tín trang web của nhà cung cấp. Nếu nó được các nền tảng thương mại điện tử uy tín đánh giá cao bạn có thể tin tưởng được. Vd: Công ty được xác minh trên Alibaba…
- Phân tích các khách hàng mà đối tác cung cấp. Nếu hầu hết người mua là các công ty ở Châu Âu, Mỹ, Nhật thì bạn có thể tăng một phần tin tưởng với các đối tác này. Nhưng nếu đối tác đó chỉ cung cấp cho các khách hàng Châu Phi, Trung Đông, Trung Quốc… thì bạn nên cảnh giác và kiểm tra kỹ lại
- Kiểm tra danh sách sản phẩm đối tác cung cấp. Nếu sản phẩm bán ra của đối tác đồng nhất và rõ ràng thì họ là nhà sản xuất là mức độ uy tín cao. VD: công ty chuyên bán bàn ghế đồ nội thất, công ty chuyên sản xuất quần áo xuất khẩu…. Nếu các mặt hàng của đối tác không có mức độ chuyên môn cao, nhiều sản phẩm khác nhau thì đây có thể là một công ty thương mại, mức độ uy tín về chất lượng sản phẩm không cao. Bạn cần kiểm tra lại thông tin. VD: Công ty vừa bán quần áo lại bán kèm điện thoại, ốp lưng…
- Cuối cùng, xác minh số năm hoạt động trực tuyến của nhà cung cấp. Nếu đối tác đã hoạt động hơn 5 năm, bạn có thể tin tưởng công ty này.
- Nếu bạn có điều kiện hãy qua thăm công ty kiểm tra thực tế hoặc thuê một đơn vị tại nước sở tại kiểm tra thông tin về đối tác của mình.
4.9) Đóng gói hàng hóa và nhãn mác hàng hóa như thế nào là hợp lý?
Mr Hiệp ( Đt/Zalo: 0986 833 155 ) - Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam, Khai hải quan tại HCM
- Về đóng gói:
+ Đối với hàng lẻ, hàng air: nếu đóng trong thùng carton bạn nên xếp chúng trên Pallet gỗ hoặc nhựa và cuốn màng co xung quanh để tránh ẩm hàng vì trong container rất có thể xảy ra hiện tượng bốc hơi đọng nước hoặc hàng hóa là dạng chất lỏng khác đổ vỡ ảnh hưởng tới hàng hóa của bạn.
+ Đối với hàng container thường :
* Hàng carton nếu hàng hóa chứa đầy một container thì bạn nên phân bổ trọng lượng hàng đều trong container. Đừng xếp hàng nặng vào cùng một góc – dễ xảy ra hiện tượng rớt container khi xe nâng gắp container lên tàu hoặc gây khó khăn trong quá trình bốc xếp tại cảng.
* Hàng carton nếu không chứa đầy container. Bạn dải đều hàng trong container, đừng xếp dồn vào một góc làm container bị lệch. Khó bốc xếp container. Ngoài ra, khi bạn phải căng dây hoặc nẹp để giữ hàng hóa ngày hàng tránh hiện tượng hàng hóa bị xáo trộn khi có va đập mạnh.
*Hàng máy móc, hàng nặng như thép cuộn, thép tấm : Bạn nên đóng chính giữ container và dùng dây đai thép để đóng hàng cho chắc chắn. Nếu bạn đóng không đúng, cột không chắc rất dễ xảy ra tai nạn trong quá trình vận chuyển.
- Về nhãn mác hàng hóa:
Các thông tin cơ bản cần được ghi trên nhãn hàng hóa gồm:
- Tên sản phẩm
- Nhà sản xuất
- Model/ ký hiệu
- Nước xuất xứ
- Ngoài ra cần thêm : Thành phần – đối với hóa chất, thực phẩm đóng hộp….; điện áp, công suất đối với máy móc thiết bị…
5. Kết luận phương thức vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam
Để thuận lợi trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ Pháp về Việt Nam, bạn hãy chọn đơn vị uy tín để cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp nhất, với giá cả tối ưu. Mong rằng bài viết của Hiệp cung cấp các thông tin cơ bản giúp bạn tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng nhất. Mong được hợp tác với bạn trong tương lai gần thật gần nhé!
Bạn Hiệp – Đt/Zalo: 0986 833 155. Hãy gọi khi bạn cần vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam
Nếu bạn cần Vận Chuyển Hàng Từ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM hãy liên hệ CHÚNG TÔI !!!!!!!!!!!!!!!!!!
- Liên hệ : Hiệp (Mr) - 0986 833 155
- Mail: TRUMXNK@TRUMXNK.COM
- Zalo : 0986 833 155
- Skype : Henryhiep.456
Xem thêm