HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ SẢN XUẤT

TRUMXNK.COM – CHUYÊN DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA. QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG KHI NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ

Ngày đăng: 10-04-2024

38 lượt xem

 

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ SẢN XUẤT

 

Công ty bạn ký hợp đồng gia công và được đối tác gửi máy móc thiết bị dạng cho thuê hay cho mượn khi đó bạn phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị này.

Hải quan quản lý rất chặt hàng máy móc thiết bị này, bạn cần tìm hiểu kỹ các thủ tục liên quan khi nhập khẩu.

Chúng tôi sẽ gửi tới bạn một số thông tin để bạn hiểu quy trình cơ bản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

 

TRUMXNK.COM – CHUYÊN DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

- Liên hệ: Mr Hiệp 0986 833 155 ( Điện thoại hoặc Zalo )

- Email: Trumxnk@trumxnk.com

 

I/ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG KHI NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ

Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế thì cũng sẽ được xem xét miễn thuế khi thực hiện thủ tục hải quan hàng gia công tạm nhập tái xuất.

 

1/ Quy định về thủ tục hải quan hàng gia công khi nhập khẩu máy móc thiết bị

thủ tục hải quan hàng gia công nk máy móc thiết bị

Minh họa: Thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu máy móc thiết bị

 

- Căn cứ Điều 41 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định: “Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công. Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thỏa thuận trong hợp đồng gia công”.

- Căn cứ khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định: “Địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong khu vực sản xuất của tổ chức, cá nhân; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải có văn bản, gửi cơ quan hải quan xem xét, quyết định”.

- Căn cứ khoản 2 Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) quy định về thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công như sau: “Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia công thì thực hiện theo loại hình tạm nhập - tái xuất quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP” cụ thể:  “ 23. Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 50. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm

1. Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

c) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

2. Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm xuất - tái nhập:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án. Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất thì thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện.

4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.

5. Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.

Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị bán, cho, tặng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thi công xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện dự án, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương này.”

 

- Trường hợp bên nhận gia công ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công toàn bộ hoặc gia công công đoạn thì việc chuyển giao máy móc, thiết bị đã được quy định tại Điều 62 Thông tự số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã dược sửa đổi, bổ sung tại khoản 41 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018).

- Thủ tục xử lý đối với máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết thúc (bán, biếu tặng, chuyển sang hợp đồng gia công khác tại thị trường Việt Nam...) được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018).

=> Pháp luật cho phép bên thuê gia công và bên nhận gia công được phép thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công.

=>  Việc lưu giữ máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công phải nằm trong khu vực sản xuất của tổ chức, cá nhân nhận gia công; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải có văn bản, gửi cơ quan hải quan xem xét, quyết định.

=> Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, bạn phải làm thủ tục hải quan xuất để xử lý máy móc thiết bị đã thuê mượn này.

Trên đây là một vài quy định liên quan tới nhập khẩu máy móc khi làm thủ tục hải quan hàng gia công.

 

2/ Quy định về thuế xuất nhập khẩu khi nhập khẩu máy móc thiết bị hàng gia công

Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về quy định liên quan tới thuế nhập khẩu, thuế gtgt của máy móc thiết nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan hàng gia công.

thủ tục hải quan hàng gia công nk máy móc thiết bị

Thủ tục hải quan hàng gia công - nhập khẩu máy móc thiết bị

 

Một vài quy định của pháp luật bạn tham khảo:

- Căn cứ điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài được miễn thuế.

- Ngoài ra, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công, khoản 4 Điều 182 Luật Thương mại quy định: Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế NK đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm NK theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.

- Cũng tại khoản 6 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK và điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Hàng hóa NK để gia công theo hợp đồng gia công được miễn thuế XNK gồm máy móc, thiết bị NK được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công.

- Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng gia công phải được thỏa thuận trong hợp đồng theo quy định Điều 41 Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

- Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

- Căn cứ khoản 20 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 quy định: Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

=> Như vậy bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công và được miễn thuế Nhập khẩu.

=> Việc miễn thuế này phải đảm báo đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật hải quan quy định. Như đăng ký cơ sở sản xuất, đăng ký hợp đồng gia công, đăng ký danh mục máy móc nhập khẩu...

 Hãy liên hệ với chúng tôi, đơn vị dịch vụ chuyển xử lý THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG để được tư vấn và cung cấp thông tin chính xác. Hotiline: 0986 833 155 ( Mr Hiệp )

 

3/ Quy định về khai thuế xuất nhập khẩu bổ sung khi thay đổi mục đích sử dụng máy móc thiết bị gia công

Sau khi mở tờ khai và làm thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu máy móc thiết bị xong. Tiếp theo đó, Công ty bạn có sự thay đổi mục đích sử dụng máy móc thiết bị từ sử dụng để gia công cho công ty nước ngoài thành mục đích khác. Khi đó công ty bạn cần phải làm thủ tục hải quan khai báo thay đổi mục đích sử dụng và bổ sung các loại thuế nếu có.

 

Dưới đây là một vài quy định liên quan bạn tham khảo:

- Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, quy định: “d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định”.

- Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, quy định: “d) Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền chậm nộp và bị xử lý theo quy định hiện hành.”

- Căn cứ điểm k khoản 4 Điều 17 Nghị định số126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định cơ quan hải quan ấn định thuế đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế nhưng người khai thuế tự ý thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa không kê khai, nộp thuế trên tờ khai hải quan mới theo quy định của pháp luật.

=> Quy định về trường hợp chuyển mục đích sử dụng này khá rõ ràng. Bạn cần thêm thông tin hãy liên hệ: Mr Hiệp : 0986.833.155 để được tư vấn thêm về THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG.

 

II/ QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG KHI NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ

1/ Mã loại hình tờ khai hải quanthủ tục hải quan hàng gia công nk máy móc thiết bị

Thủ tục hải quan hàng gia công - nhập khẩu máy móc thiết bị

 

Căn cứ theo Quyết định : 1357/QĐ-TCHQ. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2021  VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢNG MÃ LOẠI HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- G13: Tạm nhập miễn thuế

Sử dụng trong trường hợp:

a) Hàng hóa tạm nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác;

b) Máy móc, thiết bị tạm nhập để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm;

c) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, gia công cho DNCX, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;

c) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;

d) Hàng hóa tạm nhập để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;

đ) Hàng hóa tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;

e) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

g) Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan.

h) Máy móc thiết bị chuyển từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác

Doanh nghiệp phải khai báo mã loại hình cùng với các mã miễn thuế hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào các trường hợp nêu trên (tham khảo các Bảng mã tại www.customs.gov.v

=> Như vậy khi bạn làm Thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị để gia công cho thương nhân nước ngoài sẽ sử dụng mã loại hình nhập khẩu G13 như hướng dẫn tại Quyết định trên.

 

2/ Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị khi làm thủ tục hải quan hàng gia công

Nhập khẩu máy móc thiết bị để gia công cho nước ngoài, bạn sẽ cần chuẩn bị các bước sau:

Bước 1: Hồ sơ cần chuẩn bị cơ bản gồm:

- Hợp đồng,

- Invoice,

- Packing List,

- Bill,

- Thông báo hàng đến của hãng tàu hoặc hãng hàng không,

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - C/O (nếu có)…

- Trường hợp công ty mua luôn máy móc để phục vụ hợp đồng gia công thì khai mã A12 và nộp thuế như hàng hóa thông thường. Còn khai mã G13 – khi thuê mượn thì được miễn thuế và phải xuất trả hoặc biện pháp xử lý khác khi hết thời hạn thuê mượn và việc thuê mượn này phải quy định trong hợp đồng gia công. Có thể gia hạn thêm thời gian thuê mượn khi cần thiết.

Bước 2:  Khai báo hải quan nhập khẩu trên phần mềm khai báo. Đây là bước quan trọng trong quá trình làm thủ tục hải quan nk nguyên liệu hàng gia công. Việc khai báo cần kinh nghiệm và sự tỉ mỉ. Hãy liên hệ để chúng tôi hỗ trợ bạn.

Bước 3: Khai báo chứng từ điện tử với Hải quan qua phần mềm khai báo điện tử

Bước 4: Thực hiện kiểm tra chuyên ngành nếu mặt hàng thuộc diện phải thực hiện

Bước 5: Khai báo hải quan tới Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan nơi đăng ký hợp đồng gia công. Tốt nhất là đăng ký với hải quan nơi đăng ký hợp đồng gia công để tiện theo dõi

Bước 6: Thông quan xong tiến hành lấy hàng tại cảng và chở về kho công ty

Trong bài viết này chúng tôi nói về hình thức thuê, mượn máy móc thiết bị. Vì vậy, sẽ có thời hạn thuê mượn. Bạn sau khi làm thủ tục nhập khẩu xong, cần chú ý thời gian thuê mượn đã khai báo với hải quan khi nào hết hạn để tiến hành gia hạn hoặc tái xuất.Tránh trường hợp quá thời hạn mới làm khi đó sẽ bị phạt vi phạm.

 

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về quá trình làm THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG khi nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thông tin:

 

DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG, SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

- Điện thoại hoặc Zalo : 0986.833.155 (Mr Hiệp)

- Email: Trumxnk@trumxnk.com

 

=> Bạn hiểu tổng quan về loại hình Gia công hãy đọc bài viết: TÌM HIỂU VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG linkhttp://trumxnk.com/khai-hai-quan/tim-hieu-ve-thu-tuc-hai-quan-hang-gia-cong.html

 

dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ

Nếu bạn cần Vận Chuyển Hàng Từ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM hãy liên hệ CHÚNG TÔI !!!!!!!!!!!!!!!!!! 

smiley Liên hệ : Hiệp (Mr) - 0986 833 155

heartmail  Mail: TRUMXNK@TRUMXNK.COM

enlightened kiss Zalo : 0986 833 155

enlightenedenlightened  Skype : Henryhiep.456

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha