THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT TỪ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT. Nếu các bạn có gì thắc mắc cũng như muốn biết rõ hơn về thủ tục nhập khẩu hóa chất thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline : 0986.833.155 Mr Hiệp ( Đt/Zalo )

Ngày đăng: 29-10-2023

150 lượt xem

 

THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT TỪ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM

 

Hóa chất là mặt hàng cơ bản được nhập khẩu rất nhiều phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là mặt hàng chịu sự quản lý chặt chẽ từ Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh, an toàn. Trong bài viết này, chúng tôi gửi tới bạn các thông tin về thủ tục nhập khẩu hóa chất và các lưu ý để bạn thuận lợi hơn khi kinh doanh nhập khẩu mặt hàng này.

Ở bài viết này, chúng tôi tập trung nói về Hóa chất thuộc phụ lục 5: Danh mục hóa chất phải khai báo khi nhập khẩu với Bộ Công thương.

 

Trumxnk.com chuyên : Thủ tục nhập khẩu hóa chất - Hotline :  0986.833.155 Mr Hiệp ( Đt/Zalo )

 

I/ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

Sản phẩm bất kỳ nào, đặc biệt là hóa chất khi nhập khẩu về Việt Nam đều chịu quản lý của một hoặc một vài cơ quan Nhà nước. Vì vậy, khi bạn nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam bạn bắt buộc phải tham khảo trước các quy định liên quan để nhằm xác định:

- Việt Nam có cấm nhập khẩu mặt hàng này không? => Nếu đã cấm mà mình nhập khẩu thì là chuyện lớn à! Có khi là vào “trại” mà không biết. Rất rất nguy hiểm.

- Việt Nam có hạn chế nhập khẩu hay không? Và hạn chế này được giải quyết bằng biện pháp nào? => Vd: Xin giấy phép nhập khẩu hay Công bố chất lượng sản phẩm…. trước khi nhập khẩu.

- Việt Nam yêu cầu những hồ sơ gì? => Công ty xuất khẩu tại nước ngoài họ có hồ sơ đó hay không? Và công ty bạn tại Việt Nam phải chuẩn bị những hồ sơ gì => Công ty bạn có đáp ứng được các hồ sơ này hay không?

….

=> Rất rất nhiều cái cần kiểm tra. Bạn đừng bỏ qua bước này nhé! Một chút bất cẩn có thể làm ảnh hưởng tới cả quá trình phía sau khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất của bạn.

 

+ Căn cứ pháp lý về nhập khẩu hóa chất:

- Luật hóa chất 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007

- Nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất

thủ tục nhập khẩu hóa chất

Phụ lục 1: Danh sách các hóa chất cho sản xuất hoặc nhập khẩu có điều kiện.

thủ tục nhập khẩu hóa chất

Phụ lục 2: Danh sách các hóa chất bị hạn chế sản xuất hoặc kinh doanh.

thủ tục nhập khẩu hóa chất phụ lục 3

Phụ lục 3: Danh sách các hóa chất bị cấm.

thủ tục nhập khẩu hóa chất phụ lục 4

Phụ lục 4: Danh sách những hóa chất nguy hiểm mà cần phải đi kèm những cảnh báo, kế hoạch ngăn chặn tai nạn xảy ra.

thủ tục nhập khẩu hóa chất phụ lục 5

Phụ lục 5: Danh sách các hóa chất bắt buộc có những bản khai báo

 

-Thông tư số 69/2016/TT-BTC Quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí.

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

– Công văn số 1372/HC-VP ngày 08/12/2017 của Cục Hóa chất về việc trả lời vướng mắc khi thực hiện Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 sửa đổi Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, trong đó bổ sung quy định mới về các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu.

 

II/ TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ CƠ BẢN KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

1/ MÃ CAS HÓA CHẤT

CAS là viết tắt của “Chemical Abstracts Service” – Dịch vụ tóm tắt hoá chất. Đây là một đơn vị của Hiệp Hội Hoá Chất Hoa Kỳ để gắn số định danh cho tất cả các loại hoá chất, từ đó việc tìm kiếm hoá chất trở nên đơn giản hơn bằng cách sử dụng chuỗi số định danh này.

Số CAS của một chất có thể hiểu đơn giản là số chứng minh thư hoặc số căn cước công dân của một chất hoá học. Các hợp chất đặc biệt là hợp chất hữu cơ thường có nhiều các gọi tên: tên thông thường, tên theo hệ thống danh pháp IUPAC ( tên gốc chức, tên thay thế ) và nhiều chất tên rất dài, khó viết. Điều này dẫn đến việc khó tìm kiếm, khó thống nhất trên hệ thống thương mại quốc tế cũng như xu hướng số hoá cơ sở dữ liệu của ngành hoá học. Chính vì vậy số CAS được ra đời.

Số CAS này được áp dụng cho đơn chất, hợp chất, chất vô cơ, chất hữu cơ, protein, enzym thậm chí cho cả hỗn hợp, ví dụ hỗn hợp tinh dầu mù tạt có số CAS là 8007-40-7.

a/ Định dạng của số CAS:

Số CAS sẽ có dạng: A-B-C

- A có thể gồm đến 6 chữ số

- B sẽ chỉ gồm 2 chữ số

- C sẽ chỉ gồm 1 chữ số là số kiểm tra

Các số này được đánh theo thứ tự chất nào đánh sau sẽ có số lớn chất trước, và không mang ý nghĩa, quy luật nào bên trong.

Duy nhất số C sẽ được dùng để kiểm tra sẽ có công thức tính. Ví dụ chất abd-ef-C:

C sẽ là phần dư của phép tính: (f*1+e*2+d*3+b*4+a*5)/10

+ Ví dụ về mã CAS hóa chất :

- Kali florua (KF) – Mã số CAS: 7789-23-3

- Axetonitril (Metyl xyanua) (C2H3N) – Mã số CAS: 75-05-8

- Natri oxit (Na2O) – Mã số CAS: 1313-59-3

- Natri sunfua (Na2S) – Mã số CAS: 1313-82-2

- Isobenzan (C9H4Cl8O) – Mã số CAS: 297-78-9

 

b/ Ứng dụng của số CAS:

Số CAS là keyword đơn giản nhất và chính xác nhất để tìm kiếm thông tin của một chất hoá học trên tất cả các hệ thông cơ sở dữ liêu, internet, sách báo ….

Với sinh viên, nghiên cứu sinh việc vẽ công thức hoá học qua phần mềm ChemDraw bạn chỉ cần nhập số CAS vào công cụ “ChemeACX.com structure from CAS Registry Number” trong tab Add-in của phần mềm ra công thức sẽ tự động được vẽ ra theo đúng số CAS.

 

c/ Bạn lấy mã CAS ở đâu?

Mã CAS của hàng hóa nhập khẩu nằm trong MSDS mà nhà xuất khẩu cung cấp.

MSDS được viết tắt từ Material Safety Data Sheet, dịch nôm na có thể hiểu là bảng dữ liệu chi tiết về các thành phần thuộc tính của hàng hóa (thường ở đây là các hóa chất).

Bảng chỉ dẫn MSDS thường được chia làm 4 section cơ bản: Chemical Product and Company Identification (thông tin sản phẩm và nhà sản xuất), Ingredient (Thành phần sản phẩm), Hazzards Identification (Những ảnh hưởng đến sức khỏe trong ngắn hoặc dài hạn), First Aid Measures (Các chỉ tiêu đo lường).

 

Một số thông tin quan trọng cần được thể hiện trong MSDS bao gồm:

- Tên gọi sản phẩm (tên hóa học, thương phẩm, tên gọi khác,…), số đăng ký, thông tin đơn vị sản xuất

- Các thuộc tính vật lý, hóa học của sản phẩm

- Các thành phần hóa học, các phản ứng hóa học cần lưu ý

- Những tác động lên sức khỏe con người, an toàn cháy nổ

- Điều kiện khi làm việc với sản phẩm, quy trình khai thác

- Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu trữ, bảo quản

- Các quy định về đóng gói, tem mác, …

 

2/ MÃ HS CODE HÓA CHẤT

- Hệ thống mã HS quốc tế:

Hệ thống mã HS, còn được gọi là Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa (Hệ thống hài hòa), là một hệ thống phân loại thống nhất quốc tế cho tất cả các hàng hóa. Hệ thống mã HS được sử dụng ở mọi quốc gia trên thế giới để giúp giao dịch an toàn hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Thương nhân, cơ quan Hải quan, bên gửi hàng, bên trung gian chuyển hàng, cảng vụ và nhiều đối tượng khác đều sử dụng hệ thống Mã HS thống nhất quốc tế. Điều này đảm bảo mọi người đều hiểu và đồng ý chính xác những gì có trong bất kỳ chuyến hàng nào đi qua biên giới quốc tế.

- Đây là hệ thống mã số hàng hóa do Hải quan quy định. Mã Hs code này thể hiện cho một sản phẩm nhất định. Vd sản phẩm Chế phẩm chống gỉ hoặc chống ăn mòn có mã hs code: 38119010. Tuy nhiên trong sản phẩm Chế phẩm chống gỉ hoặc chống ăn mòn lại có nhiều thành phần hóa chất bên trong. Một trong số loại hóa chất đó thuộc phụ lục từ 1 - 5 quy định tại NĐ 113/2017/NĐ-CP về nhập khẩu hóa chất thì bạn phải tuân theo quy định về nhập khẩu hóa chất tại Nghị định này.

Trumxnk.com chuyên : Thủ tục nhập khẩu hóa chất - Hotline :  0986.833.155 Mr Hiệp ( Đt/Zalo )

- Ví dụ về mã HS code một số loại hóa chất :

HS code: 29039900 - Brom benzen

HS code: 28044000 - Oxy

HS code: 28011000 - Clo

HS code: 29329990 - Dioxolan

HS code: 28051900 - Kali

Hs code: 28051100 – Natri

 

=> Do đó, bạn cần tìm cả mã HS code sản phẩm để khai hải quan và cả mã CAS từng thành phần của sản phẩm để kiểm tra xem hóa chất đó có thuộc diện quản lý theo phụ lục 1, 2, 3, 4, 5 hay không.

 

III/ QUY TRÌNH THỰC TẾ THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

 

1/ KIỂM TRA MÃ CAS HÓA CHẤT VỚI PHỤ LỤC CỦA NGHỊ ĐỊNH 113/2017/NĐ-CP

a/ Xác định mã CAS

Như đã nói ở phần trên bạn căn cứ theo MSDS do nhà cung cấp gửi cho bạn. Trên MSDS sẽ có mã CAS của từng loại thành phần. Bạn chỉ cần lấy mã này và so sánh với mã CAS trong các phụ lục là xong ngay thôi.

Tuy nhiên một số trường hợp MSDS họ không có mã CAS hoặc các thành phần giữa MSDS cũ và MSDS mới khác nhau => Khi này bạn cần phải yêu cầu người bán điền đầy đủ mã CAS và thành phần chính xác. Từ đó bạn mới có căn cứ để làm các bước tiếp theo.

b/ Đối chiếu mã CAS từng thành phần với các Phụ lục

=> Để biết chính xác hóa chất bạn nhập có nằm trong mục cấm nhập khẩu không thì bạn lấy mã CAS so sánh với phụ lục 3, Nghị định 113/2017/NĐ-CP là rõ ngay thôi. => Nằm trong danh mục này thì khỏi nhập khẩu. Không nằm trong danh mục này thì ta tiếp tục đối chiếu với các phụ lục còn lại xem có thuộc phụ lục nào khác không.

=> Hóa chất bị hạn chế nhập khẩu là các loại hóa chất được quy định trong danh mục Nghị định 113 ở phụ lục II. Để nhập khẩu được hóa chất nằm trong phụ lục này bạn cần có giấy cấp phép của Bộ Công Thương.

=> Trường hợp được nhập khẩu nhưng phải khai báo hóa chất. Các hóa chất cần khai báo hóa chất là những loại hàng thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.Để nhập được loại này bạn cần khai báo hóa chất trên trang hệ thống một cửa quốc gia.

=> Trường hợp khi tra mã CAS của hóa chất thuộc cả phụ lục V “Danh mục hóa chất phải khai báo”  và phụ lục I “Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp”  thì bạn phải xin giấy phép cho việc kinh doanh, sản xuất được cấp bởi cục hóa chất.

=> Nếu hóa chất bạn nhập có danh sách mã CAS không nằm trong danh mục cấm, danh mục phải khai báo thì bạn có thể tiến hành nhập khẩu như hàng hóa thông thường.

 

Như vậy, bạn đã xác định được hóa chất mình nhập khẩu thuộc phụ lục nào. Bây giờ là bước thực hiện theo quy định của luật hóa chất đối với từng loại.  

- Ví dụ : Hóa chất của bạn thuộc phụ lục 2 => Bạn cần làm Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hóa chất bị hạn chế nhập khẩu.

* Hồ sơ xin cấp phép bao gồm:

•             Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất.

•             Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

•             Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh.

•             Bản sao Quyết định phê duyệt các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường.

•             Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

•             Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất.

•             Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất.

•             Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định.

 

- Ví dụ hóa chất của bạn thuộc loại phải khai báo hóa chất thuộc phụ lục 5:

Việc khai báo hóa chất sẽ được thực hiện trước 2 ngày khi hàng về. Hồ sơ khai báo hóa chất cần có gồm:

•             Mẫu đăng ký khai báo hóa chất (theo Thông tư 40/2011/TT-BCT)

•             MSDS

•             Invoice

•             Packing list

Nơi đăng ký khai báo hóa chất là Cục hóa chất thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.

 

2/ ĐĂNG KÝ KHAI BÁO HÓA CHẤT VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG

Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào hóa chất thuộc phụ lục 5. Đây là những loại hóa chất phải thực hiện khai báo hóa chất với Bộ Công thương khi nhập khẩu. Bạn hãy theo dõi để hiểu cơ bản cách làm thủ tục nhập khẩu hóa chất nhóm 5 nhé.

Bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng, thuận lợi hơn khi làm việc đối với Danh mục hóa chất phải khai báo (Phục lục 5)

Danh mục hóa chất phải khai báo được ban hành tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 113/2017. Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo và các hỗn hợp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 113/2017 là hóa chất nguy hiểm trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 113/2017.

 

a/ Hướng dẫn thực hiện khai báo hóa chất:

          Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (gọi tắt là Nghị định số 113/2017/NĐ-CP) và Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất (gọi tắt là Thông tư số 32/2017/TT-BCT),

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất (sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản và sử dụng hóa chất) trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện khai báo hóa chất, như sau:

          1. Hóa chất phải khai báo: quy định tại Điều 25 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

          2. Về khai báo hóa chất sản xuất: quy định tại Điều 26 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

          Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo có trách nhiệm khai báo hóa chất sản xuất trong năm thông qua chế độ báo cáo hàng năm quy định tại Điều 36 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

          3. Về khai báo hóa chất nhập khẩu: quy định tại Điều 27 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 32/2017/TT-BCT.

          - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

          - Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu:

          a) Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định số 113/2017/NĐ-CP trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;

          b) Hợp đồng, Invoice, Packing list

          c) Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt - MSDS;

          d) Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.

 

Trumxnk.com chuyên : Thủ tục nhập khẩu hóa chất - Hotline :  0986.833.155 Mr Hiệp ( Đt/Zalo )

 

          4. Các trường hợp miễn trừ khai báo: quy định tại Điều 28 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

          5. Về thông tin bảo mật: quy định tại Điều 29 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

          - Thông tin bảo mật của bên khai báo, đăng ký, báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật hóa chất, bao gồm:

          + Tên và số lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh;

          + Thông tin có liên quan đến bí quyết công nghệ, bí mật thương mại.

          - Những thông tin quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sẽ không được coi là các thông tin bảo mật, bao gồm:

          + Tên thương mại của hóa chất;

          + Tên của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất; tổ chức, cá nhân báo cáo hoạt động hóa chất theo Điều 43, Điều 52 của Luật hóa chất;

          + Thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất, trừ các thông tin bảo mật quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP;

          + Các thông tin phục vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất; ngăn chặn và hạn chế các ảnh hưởng xấu do độc tính của hóa chất; các thông tin cảnh báo khi sử dụng, tiếp xúc với hóa chất và cách xử lý sơ bộ trong trường hợp xảy ra sự cố;

          + Phương pháp phân tích để xác định khả năng phơi nhiễm đối với con người và môi trường; tóm tắt kết quả thử nghiệm độc tính của hóa chất;

          + Độ tinh khiết của hỗn hợp chất và mức độ nguy hại của các phụ gia, tạp chất.

          Nội dung chi tiết Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, Thông tư số 32/2017/TT-BCT./.

 

b/ Thủ tục khai báo hóa chất

Bây giờ bạn cần đăng nhập tài khoản một cửa quốc gia và thực hiện khai báo hóa chất. Đây là bước đầu tiên và quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất. Nếu bạn không thực hiện khai báo, hải quan sẽ không giải quyết hồ sơ và hàng hóa của bạn sẽ lưu kho ở cảng với chi phí khá cao.

-Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

-Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định 113/2017/NĐ-CP, có giá trị pháp lý để làm thủ tục thông quan.

-Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống, tổ chức, cá nhân không thể thực hiện khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trong thời gian chờ khắc phục sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng do Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo quy định.

 

c/ Các trường hợp miễn trừ khai báo hóa chất khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất

– Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp;

– Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu;

– Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;

– Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam;

– Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

 

3/ HỒ SƠ KHAI BÁO HẢI QUAN KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT THUỘC PHỤ LỤC 5

- Bộ hồ sơ bao gồm:

+ Giấy xác nhận đã khai báo hóa chất (tải trên một cửa)

+ Invoice,

+ Packing list,

+ Bill of lading,

+ Hợp đồng,

+ MSDS,

+ C/O (nếu có)

 

4/ CÁC BƯỚC CƠ BẢN KHI TRUMXNK.COM LÀM THỦ THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

Bước 1: Tiếp nhận thông tin hàng hóa nhập khẩu

Bạn hãy cung cấp cho chúng tôi: MSDS, Invoice, Packing list.

Căn cứ vào các chứng từ trên chúng tôi xác định rõ thành phần hóa chất nhập khẩu là gì? Và kiểm tra với quy định của Nhà nước, tư vấn quy trình chi tiết thủ tục nhập khẩu hóa chất với bạn và công ty.

Bước 2: Báo giá dịch vụ thủ tục hải quan

Chúng tôi sau khi tư vấn thủ tục hải quan, sẽ gửi tới bạn báo giá chi tiết từng bước thực hiện. Với mong muốn tiết kiệm chi phí, thủ tục nhanh chóng chúng tôi luôn ưu đãi với mức giá tối ưu nhất.

Bước 3: Tiến hành kiểm tra chứng từ và khai báo hóa chất

- Khi bạn đồng ý sử dụng dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu hóa chất của TRUMXNK.COM, chúng tôi sẽ chính thức tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra chi tiết từng mục đảm bảo đúng và đủ

- Hồ sơ ok. Chúng tôi tiến hành khai báo hóa chất với cơ quan chuyên ngành.

- Có kết quả tiếp nhận khai báo hóa chất. Hàng về đến Việt Nam sẽ thực hiện khai báo hải quan, nộp hồ sơ và kiểm tra hàng hóa – nếu cần thiết.

Bước 4: Thông quan hàng hóa với cơ quan hải quan tại cảng/sân bay

- Hàng cập bến chúng tôi sẽ truyền tờ khai chính thức tờ khai hải quan trên phần mềm VNACCS.

- In xác nhận đã khai báo hóa chất kẹp vào hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hóa chất

+ Tại cảng hoặc sân bay, nhân viên của chúng tôi làm việc trực tiếp với hải quan để giải quyết thông quan lô hàng.

Bước 5: Giao hàng cho khách

Hàng được thông quan, chúng tôi sẽ hẹn lịch cụ thể để tiến hành giao hàng cho khách. Chú ý: xe tải hoặc xe cont chở hàng phải có đăng ký chở hóa chất mới được phép lấy hàng từ hàng.

Bước 6: Kết thúc lô hàng và thanh toán chi phí

Chúng tôi sẽ tập hợp chứng từ, phát hành hóa đơn gửi khách hàng. Có những chi phí chi hộ và có những chi phí dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vì vậy, chúng tôi luôn tư vấn và chỉ rõ từ ban đầu với khách hàng của mình về các loại phí này.

 

IV/ TRUMXNK.COM CHUYÊN THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. Nội dung Nghị định số 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ cụ thể điều kiện kinh doanh, nhập khẩu cũng như sử dụng các loại hóa chất căn cứ theo các phụ lục ban hành kèm theo như sau:

  • Phụ lục 1: Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp. Phụ lục này cũng bao gồm danh mục các Tiền chất công nghiệp nhóm 1 và Tiền chất công nghiệp nhóm 2 (Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất các chất ma túy).
  • Phụ lục 2: Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
  • Phụ lục 3: Danh Mục hóa chất cấm.
  • Phụ lục 4: Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
  • Phụ lục 5: Danh mục hóa chất phải khai báo hóa chất.

 

Trumxnk.com chuyên : Thủ tục nhập khẩu hóa chất - Hotline :  0986.833.155 Mr Hiệp ( Đt/Zalo )

 

Trong trường hợp các hóa chất có tính chất nguy hiểm, các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, bao gồm các chất và hỗn hợp chứa các chất quy định tại Bảng 1 của Phụ lục 4, khi phân loại theo hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất - viết tắt là GHS (Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals) thuộc trường hợp quy định tại Bảng 2 Phụ lục này.

Để thuận lợi trong quá trình nhập khẩu cũng như kinh doanh hóa chất, các doanh nghiệp cần phải tham khảo Nghị định số 113/NĐ-CP để kiểm tra, đối chiếu các loại hóa chất mà doanh nghiệp muốn kinh doanh, nhập khẩu:

Nếu hàng hóa chất nằm trong phụ lục 1 và 2: doanh Nghiệp cần tiến hành xin giấy phép đủ đều kiện kinh doanh, sử dụng.

Nếu hàng hóa chất nằm trong phụ lục 3: không được kinh doanh cũng như nhập khẩu.

Nếu hàng hóa chất nằm trong phụ lục 4: doanh nghiệp cần lập danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi nhập khẩu kinh doanh.

1. Đối với hóa chất nằm trong phụ lục 1 và 2 (hóa chất sản xuất, kinh doanh có đều kiện)

Tiền chất công nghiệp là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm, đồng thời là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Danh mục tiền chất công nghiệp được phân theo mức độ nguy hiểm để quản lý, kiểm soát cho phù hợp, gồm tiền chất công nghiệp Nhóm 1 và tiền chất công nghiệp Nhóm 2.

Xuất khẩu, nhập khẩu Tiền chất (các tiền chất trong Phụ lục I) phải có giấy phép xuất nhập khẩu để được thông quan hàng hóa. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải có Giấy phép của Bộ Công thương cấp. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp là điều kiện để thông quan khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp; doanh nghiệp nội địa khi xuất khẩu tiền chất vào Khu chế xuất không phải xin giấy phép của Bộ Công thương.

 

Trumxnk.com chuyên : Thủ tục nhập khẩu hóa chất - Hotline :  0986.833.155 Mr Hiệp ( Đt/Zalo )

 

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.

b) Bản sao giấy tờ về việc đăng ký thành lập đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu;

c) Bản sao hợp đồng hoặc một trong các tài liệu: Thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ, hóa đơn ghi rõ tên, số lượng tiền chất công nghiệp;

d) Báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp của Giấy phép đã được cấp gần nhất đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1.

Trình tự, thủ tục cấp phép: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất:

- Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp cho từng lô xuất khẩu, nhập khẩu và có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp;

-Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 2, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp.

Các trường hợp miễn trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp: Hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp Nhóm 1 có hàm lượng nhỏ hơn 1% khối lượng; Hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp Nhóm 2 có hàm lượng nhỏ hơn 5% khối lượng.

2. Đối với hóa chất nằm trong phụ lục 3 (hóa chất cấm)

Hóa chất cấm là hóa chất đặc biệt nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do Chính phủ quy định. Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm, trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Tổ chức, cá nhân được phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải quản lý nghiêm ngặt số lượng; bảo đảm không để xảy ra thất thoát, sự cố; báo cáo định kỳ theo quy.

3. Đối với hóa chất nằm trong phụ lục 4 (hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.)

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm được quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP, trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các thông tin theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Phiếu an toàn hóa chất.

Tổ chức, cá nhân phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở và đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm được cung cấp Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó

Trên đây là những chia sẻ về điều kiện, văn bản quy phạm pháp luật vào quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa chất của TRUMXNK.COM.

 

Nếu các bạn có vấn đề thắc mắc, cần tư vấn hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo địa chỉ hotline: 0986.833.155 Mr Hiệp hoặc Trumxnk@trumxnk.com để được hỗ trợ nhanh chóng.

 

- Những Lưu ý khi nhập khẩu hoá chất:

+ Danh mục hóa chất thuộc loại nguy hiểm sẽ có thời gian lưu kho rất ngắn. Chi phí lưu kho tính cao hơn so với hàng hóa thông thường => Bạn cần chuẩn bị hồ sơ chuẩn chỉnh, và làm nhanh gọn từ ban đầu tránh phát sinh phí lưu kho này.

+ Hs code sản phẩm hóa chất và mã CAS là những thông tin quan trọng để kiểm tra thủ tục nhập khẩu hóa chất cũng như xác định mức thuế nhập khẩu. Bạn hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm của mình, yêu cầu người bán cung cấp thông tin hàng hóa nếu còn thiếu để làm rõ vấn đề HS code, mã CAS sản phẩm.

+ Tem nhãn sản phẩm phải đầy đủ : Ở bảng thông tin hoá chất nhập khẩu cần phải có đầy đủ tên khoa học, công dụng, thành phần cấu tạo…

Như vậy bạn đến đây bạn đã hiểu cơ bản về việc làm thủ tục nhập khẩu một lô hàng hóa chất ra sao. Tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có các cách xử lý khác nhau.

 

Trên đây là toàn bộ thủ tục nhập khẩu hóa chất. Nếu các bạn có gì thắc mắc cũng như muốn biết rõ hơn về thủ tục nhập khẩu hóa chất thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline :  0986.833.155 Mr Hiệp ( Đt/Zalo )

 

dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ

Nếu bạn cần Vận Chuyển Hàng Từ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM hãy liên hệ CHÚNG TÔI !!!!!!!!!!!!!!!!!! 

smiley Liên hệ : Hiệp (Mr) - 0986 833 155

heartmail  Mail: TRUMXNK@TRUMXNK.COM

enlightened kiss Zalo : 0986 833 155

enlightenedenlightened  Skype : Henryhiep.456

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha