VẬN CHUYỂN HÀNG CHÍNH NGẠCH TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
VẬN CHUYỂN HÀNG CHÍNH NGẠCH TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
Bạn đang là cá nhân muốn nhập khẩu chính ngạch hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam?
Bạn đang thành lập công ty để nhập hàng từ Hàn Quốc nhưng chưa rõ quy trình làm chính ngạch ra sao?
Công ty bạn muốn biết chi phí làm chính ngạch gồm những loại phí gì?
=> Hôm nay, trong bài viết này TRUMXNK.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu từng bước để nhập khẩu được một lô hàng nhé!
Chúng tôi, sẽ tư vấn từng khía cạnh nhỏ để bạn hiểu rõ và chi tiết từ đó dễ dàng nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam từ Hàn Quốc hoặc bất kỳ nước nào trên thế giới.
Mong rằng, với chia sẽ này công ty bạn sẽ thuận lợi và làm việc hiệu quả hơn trong quá tình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Cần tư vấn và hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline:
- Điện thoại hoặc Zalo: 0986.833.155 Mr Hiệp
- Skypes: Henryhiep.456
- Email: Trumxnk@trumxnk.com
I/ NHỮNG VIỆC CẦN PHẢI LÀM TRƯỚC KHI CHÍNH THỨC VẬN CHUYỂN HÀNG CHÍNH NGẠCH TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
Trên thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế thông thường sẽ có các hình thức vận chuyển như: Vận chuyển tiểu ngạch, vận chuyển hàng xách tay, vận chuyển chính ngạch. Trong bài viết chúng tôi chia sẽ sẽ tập trung vào hình thức vận chuyển chính ngạch. Các phương thức vận chuyển khác công ty chúng tôi không thực hiện vì vậy không có nhiều kiến thức để chia sẻ cũng các bạn.
Chính ngạch ở đây theo khía cạnh chúng tôi vận chuyển đó là việc bạn nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và chính bạn là chủ hàng, đứng tên trên tờ khai hải quan và bộ chứng từ xuất nhập khẩu, nộp thuế xuất nhập khẩu và các nghĩa vụ khác với các cơ quan Nhà nước.
Các chủ thể đóng vài trò chủ hàng gồm cá nhân và công ty:
1/ CÔNG TY NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
- Công ty bạn đã được thành lập nhưng chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu lần nào?
=> Bạn sử dụng công ty của mình để nhập khẩu hàng hóa và chỉ cần đăng ký thông tin ban đầu với Hải Quan là được.
- Bạn là hộ kinh doanh có mã số thuế nhưng không có chữ ký số?
=> Bạn sử dụng hộ kinh doanh của mình để khai báo Hải quan được nhưng do không có chữ ký số nên bạn phải thuê dịch vụ khai thuê hải quan để khai báo nhé! Hoặc bạn đăng ký mua chữ ký số với vai trò là hộ kinh doanh của mình sau đó đăng ký với Hải quan là ok dùng được.
- Công ty bạn đã thực hiện nhập khẩu nhiều rồi nhưng nay nhập loại hàng hóa khác? => Vẫn sử dụng công ty của bạn khai báo hải quan như bình thường
- Cá nhận bạn nhập khẩu dưới dạng tiểu ngạch, xách tay nay muốn nhập chính ngạch để có đầy đủ chứng từ ? => Bạn phải đăng ký hộ kinh doanh hoặc công ty thì mới được phép mở tờ khai hải quan dạng kinh doanh hoặc sử dụng hình thức ủy thác cho một công ty khác có chức năng nhận ủy thác nhập khẩu mặt hàng mà bạn đang kinh doanh.
- Ngoài ra, các mặt hàng nhâp khẩu phải phù hợp với ngành nghề mà khi công ty bạn thành lập đã đăng ký. Một số mặt hàng đặc biệt khi xuất nhập khẩu bắt buộc công ty bạn phải có thêm giấy phép nhập khẩu mới được phép nhập về Việt Nam. Ngoài việc công ty bạn đăng ký ngành nghề đó trên giấy phép kinh doanh rồi.
=>Bạn tham khảo thêm các văn bản như Luật Ngoại thương, Luật hải quan, Luật thuế để hiểu thêm về các chủ thể kinh doanh hàng xuất nhập khẩu nhé!
2/ CÁ NHÂN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Hiện nay, Hải quan áp dụng khai báo trên phần mềm điện tử. Cá nhân cũng phải áp dụng hình thức khai báo trên phần mềm này. Nhưng do phần mềm này phải có chữ ký số vì vậy cá nhân không thể tự khai báo được mà phải thuê đơn vị khai thuê hải quan để họ thay mặt bạn khai báo với hải quan.
Vd: Bạn gửi hàng qua đơn vị chuyển phát nhanh DHL, Fedex, UPS, TNT…=> đối với cá nhân các đơn vị này sẽ khai hải quan cho bạn. Họ cũng đã đăng ký nghiệp vụ khai thuê hải quan nên có chức năng khai báo thay cho cá nhân được. Bạn chỉ cần gửi thông tin hàng hóa mà cá nhân bạn nhập khẩu cho công ty chuyển phát nhanh họ sẽ mở tờ khai hải quan giúp bạn.
Cá nhân khi khai hải quan sẽ chỉ khai báo cho các loại hàng hóa như quà biếu, tặng, hàng phi mậu dịch dùng cho cá nhân bạn chứ không được phép mua bán hàng hóa để kinh doanh nhé!
Tuy nhiên nhiều cá nhân vẫn muốn nhập hàng hóa với mục đích kinh doanh. Để đáp ứng được trường hợp này, cá nhân có thể áp dụng hình thức ủy thác cho một công ty khác. Những công ty được ủy thác đó phải đảm bảo có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoặc công ty đó phải là đại lý hải quan mới có thể ủy thác được.
Cá nhân vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam số lượng ít, gửi chuyển phát nhanh sẽ tối ưu
* Căn cứ pháp lý:
- LUẬT THƯƠNG MẠI ngày 14 tháng 06 năm 2005. Luật này quy định về hoạt động thương mại.
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư 12/2018 TT-BCT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Ngih định 69/2018 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- Nghị định Số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Như vậy, quy định của pháp luật không đề cập đến vấn đề cấm các cá nhân nhập khẩu hàng hóa về để kinh doanh. Nhưng mỗi cá nhân đều không được phép trực tiếp nhập khẩu hàng hóa về bán hay kinh doanh. Mà những cá nhân chỉ được nhập khẩu trực tiếp các loại hàng hóa phi mậu dịch mà thôi.
Hàng hóa phi mậu dịch là những hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam không có mục đích thương mại. Những hàng hóa phi mậu dịch này có thể là những tài sản di chuyển đã qua sử dụng; quà để biếu, tặng; hàng mẫu của công ty…. Hoặc là hành lý của cá nhân người nhập cảnh về Việt Nam được gửi theo dạng hàng hóa không đi cùng người nhập cảnh.
Những cá nhân khi có hàng hóa phi mậu dịch sẽ được làm thủ tục hải quan. Theo đó, hàng hóa khi nhập vào Việt Nam sẽ không được sử dụng với mục đích thương mại.
3/ TÌM HIỂU QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ MẶT HÀNG CÔNG TY BẠN DỰ KIẾN VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
Khi làm rõ được vấn đề về ai sẽ thực hiện khai báo hải quan cá nhân hay công ty? Bây giờ công ty bạn cần làm rõ vấn đề tiếp theo đó là mặt hàng nhập khẩu của công ty bạn cần những hồ sơ gì?
Nhiều bạn khi liên hệ với chúng tôi chỉ quan tâm tới chi phí khai hải quan, chi phí vận chuyển hàng hóa là bao nhiêu? Nhưng lại không hề quan tâm xem công ty mình có được phép nhập khẩu mặt hàng đó không? Và công ty mình được phép nhập nhưng công ty bán hàng tại Hàn Quốc có cung cấp đủ hồ sơ để mình làm thủ tục nhập khẩu tại Việt Nam hay không?
=> Đây là vấn đề cốt yếu nhất khi làm xuất nhập khẩu. Bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu nhé. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi:
* Mr Hiệp – 0986. 833. 155 ĐT/Zalo
* Skype: Henryhiep.456
* Email: Trumxnk@trumxnk.com
=> Bạn tham khảo thêm: Nghị định 69/2018/NĐ-CP 15/05/2018 Hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương; Thông tư 12/2018/TT-BCT 15/06/2018 Hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP…
* Bạn chú ý:
+ Các văn bản luật thường xuyên thay đổi và cập nhật qua từng thời kỳ. Trong bài viết chúng tôi có chia sẻ về một vài Nghị đinh, Thông tư khác nhau nhưng khi bạn đọc bài viết này có thể chúng đã được sửa đổi, hủy bỏ, thay thế... Vì vậy, bạn hãy tìm những văn bản mới nhất đang áp dụng nhé.
+ Khi xác định rõ được mặt hàng công ty bạn nhập khẩu đủ hồ sơ và được phép nhập khẩu khi đó bạn tìm hiểu tiếp về mức thuế nhập khẩu và các chi phí liên quan. OK thì bạn hãy chốt đơn và vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam.
4/ THUẾ NHẬP KHẨU, THUẾ GTGT VÀ CÁC LOẠI THUẾ KHÁC KHI VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
Bước tiếp theo bạn hãy tìm hiểu về thuế. Nhằm xác định mức thuế khi nhập mặt hàng của công ty bạn là bao nhiêu? Có hiệu quả khi nhập về kinh doanh tại Việt Nam hay không?
Có rất nhiều mặt hàng khác nhau, nhưng đa số các mặt hàng sẽ chịu thuế nhập khẩu, thuế gtgt. Rất ít mặt hàng chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp,… Bạn hãy kiểm tra để biết chính xác và tính toán giá thành sản phẩm của mình khi nhập từ Hàn về Việt Nam.
* Thuế nhập khẩu sẽ bao gồm 3 mức thuế khác nhau:
+ Thuế nhập khẩu thông thường : Trường hợp nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam không áp dụng mức thuế này.
+ Thuế nhập khẩu ưu đãi : Hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi
+ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt : Nếu bạn có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hàn Quốc ( Form C/O: VK) hoặc theo Hiệp định thương mại Asean – Hàn Quốc ( Form C/O: AK) sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt này. Thông thường thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt sẽ thấp hơn thuế ưu đãi, có những trường hợp thuế ưu đãi là 15% nhưng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%. Bạn tìm hiểu xem công ty Hàn Quốc có làm được C/O hay không? Và mức thuế nhập khẩu khi có C/O và không có C/O ra sao để cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
* Thuế giá trị gia tăng
* Thuế tiêu thụ đặc biệt
* Thuế bảo vệ môi trường
* Thuế chống bán phá giá
* Thuế chống trợ cấp
* Thuế tự vệ
Do mức thuế sẽ áp dụng cho từng mặt hàng là khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu mức thuế mà hàng hóa công ty bạn nhập trên biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất nhé.
Chú ý: Để dễ dàng tra cứu mức thuế của mặt hàng công ty bạn nhập khẩu. Bạn hãy hỏi nhà cung cấp HS Code khai hải quan của mặt hàng đó. Có mã HS Code rồi bạn sẽ thuận lợi hơn khi tra cứu mức thuế. Nếu bạn không thể tra cứu hãy liên hệ với TRUMXNK.COM để chúng tôi tư vấn giúp bạn.
+ Tên tiếng Anh của mã HS Code là Harmonized System Codes (Hệ thống hài hòa) do tổ chức Hải quan thế giới (WCO) sáng lập. HS Code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (thường là 8 số hoặc 10 số) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm…
VD: 75089030 - - Bulông và đai ốc
II/ KÝ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ CHUẨN BỊ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU KHI VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
1/ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?
Hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu) là hợp đồng mua bán hàng hoá có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài). Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được hiểu không giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng nước. Cụ thể quan điểm của Việt Nam:
- Luật thương mại 2005 không trực tiếp định nghĩa hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Thay vào đó là liệt kê những hoạt động được coi là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Điều 27:
- Xuất nhập (khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005);
- Nhập khẩu (khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005);
- Tạm xuất tái nhập (khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005);
- Tạm xuất tái xuất (khoản 2 Điều 29 Luật Thương mại 2005);
- Chuyển khẩu (khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005.
2/ CÁC ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Nội dung của hợp đồng thương mại, công ty mua hàng và công ty bán hàng sẽ thỏa thuận với nhau các nội dung cần thiết để quá trình giao dịch hàng hóa được thuận lợi nhất. Hợp đồng thường sẽ gồm các nội dung sau:
- Điều khoản tên hàng
- Điều khoản về số/trọng lượng
- Điều khoản chất lượng
- Điều khoản về giá cả
- Điều khoản thanh toán
- Điều khoản về chứng từ
- Điều khoản về đóng gói/bao bì
- Điều khoản về giao hàng
- Điều khoản về bảo hành
- Điều khoản về ngôn ngữ sử dụng ưu tiên
- Điều khoản giải quyết tranh chấp
- Điều khoản luật áp dụng
=> Trên thực tế còn rất nhiều điều khoản khác nhau, những điều khoản này sẽ do 2 bên tự thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Để trường hợp phát sinh các tranh chấp sẽ căn cứ theo hợp đồng để giải quyết.
=> Bạn chú ý tới điều khoản giao nhận hàng hóa quốc tế để xác định rõ trách nhiệm và chi phí mỗi bên phải làm khi vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam.
3/ CÁC CHỨNG TỪ THƯỜNG ĐI KÈM TRONG BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VỀ VIỆT NAM
- Hợp đồng thương mại (Sale contracts)
- Hoá đơn thương mại viết tắt là INV (Commercial Invoice) hoặc Hóa đơn cho hàng không thanh toán viết tắt NCV (No Commercial Value)
- Phiếu đóng gói viết tắt P/L (Packing List)
- Vận đơn đường biển kí hiệu B/L (Bill Of Lading và Airway Bill) hoặc Vận đơn đường hàng không ký hiệu là AWB (Airway Bill)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ký hiệu C/O (Certificate Of Origin)
- Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng hàng hóa của nhà sản xuất ký hiệu C/Q (Certificate Of Quality)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch hay Phytosanitary Certificate
- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy)
- Giấy chứng nhận hun trùng (tiếng anh là Fumigation Certificate)
- Chứng từ đối với hóa chất, mỹ phẩm ký hiệu MSDS (Material Safety Data Sheet)
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm, catalogue sản phẩm thường sẽ là tiếng Anh
( Lưu ý: Tuy theo vào từng loại hàng hóa bên bán có thể cung cấp cho bên mua các chứng từ cần thiết trên và trên cơ sở thỏa thuận của các bên.)
Thêm vào đó, Bên Bán cũng phải chuẩn bị cho Bên Mua các chứng từ quy định trong Incorterms của ICC theo điều kiện giao hàng mà các Bên đã chọn trong Hợp đồng mua bán hàng hóa.
III/ VẬN CHUYỂN VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI HÀN QUỐC KHI VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
1/ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA TẠI HÀN QUỐC
Đây là chi phí thuê xe tải, xe container để chở hàng ra ngoài cảng biển hoặc sân bay tại Hàn Quốc. Chi phí này phụ thuộc vào trọng lượng, kích thước, loại hàng hóa và khoảng cách bao xa từ nhà máy tới cảng/sân bay.
Việc vận chuyển này không báo gồm đóng gói và bốc xếp hàng hóa lên xe tải/xe container. Bạn cần đàm phán với người bán rõ ràng công việc đóng gói và bốc xếp hàng hóa lên xe sẽ do bên bán hàng thực hiện và trả chi phí này.
Nếu người bán không thực hiện bạn cần phải có thông tin cụ thể về hàng hóa của mình như: Mặt hàng gì? Dài x rộng x cao, số lượng kiện, điều kiện bảo quản ra sao? => Để chúng tôi có đủ thông tin và check giá chi phí đóng gói hàng tại Hàn Quốc trước khi vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam.
2/ KHAI HẢI QUAN XUẤT KHẨU TẠI HÀN QUỐC
Bất kỳ hàng hóa nào muốn vận chuyển ra khỏi Hàn Quốc đều phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Người mua hoặc người bán sẽ phải thuê dịch vụ làm việc này và trả chi phí khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Tùy theo điều kiện Incoterm ký kết giữa người mua và người bán sẽ phân rõ trách nhiệm ai chịu trách nhiệm và trả chi phí khai hải quan xuất khẩu này.
Một số mặt hàng đặc biệt cần phải có giấy phép xuất khẩu mới được phép xuất ra khỏi Hàn Quốc. Bạn yêu cầu người bán phải chuẩn bị nhé. Tránh trường hợp họ không đủ chứng từ để xuất khẩu, tiền đã chuyển rồi. Xử lý rất khó khăn.
3/ CHI PHÍ LOCAL CHARGE TẠI HÀN QUỐC BẠN PHẢI THANH TOÁN KHI VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
Dưới đây là một số chi phí bạn có thể phải trả. Tùy theo bạn vận chuyển bằng đường biển hàng container, đường biển hàng lẻ hay đường hàng không sẽ có các chi phí khác và loại phí khác nhau. Một số loại phí cơ bản gồm:
- THC: phí xếp dỡ hàng hóa
- CFS: phí kho hàng lẻ
- Seal: phí niêm chì
- Docs: phí chứng từ
- H/L: phí handle hàng
- X-ray: phí soi an ninh đối với hàng air
Ngoài ra, bạn còn phải trả các chi phí như: Chi phí làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O, chi phí gửi chuyển phát nhanh chứng từ bản gốc từ Hàn Quốc về Việt Nam,…
Tùy theo điều kiện Incoterm mà các chi phí này sẽ do công ty bạn sẽ trả phí tại Việt Nam hoặc sẽ do người bán trả tại Hàn.
IV/ LOẠI HÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
Để tiết kiệm chi phí cũng như công sức, bạn hãy lựa chọn loại hình vận chuyển phù hợp với thời gian bạn cần hàng hóa, mặt hàng bạn gửi và chi phí bạn cho phép để gửi mặt hàng này.
Bạn hãy tham khảo một vài thông tin chúng tôi đưa ra dưới đây để đưa ra được lựa chọn phù hợp cho mình.
1/ VẬN CHUYỂN HÀNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN HÀNG CONTAINER TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
Đối với hình thức vận chuyển bằng đường biển theo dạng container bạn cần chú ý :
a/ Mặt hàng bạn nhập khẩu phù hợp với loại container nào?
Hàng hóa thông thường => Đi container 20feet nếu nhiều thì đi cont 40feet
Hàng hóa nguy hiểm dễ cháy nổ => Vẫn đi container 20feet hoặc 40feet nhưng cần hồ sơ về Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (Material Data Safety Sheets) để hãng tàu kiểm tra có cho phép vận chuyển hay không cho phép. Và mức giá cước vận chuyển container sẽ cao hơn so với hàng hóa thông thường bạn nhé!
Hàng hóa là tươi sống cần bảo quản lạnh hoặc mát => Bạn lựa chọn đi container lạnh. Container lạnh cũng có 2 loại 20RF và 40RF
Hàng hóa quá khổ, quá tải => Bạn phải check loại container đặc biệt như container Opentop, Flatcrack…
Ngoài ra còn có các hình thức khác như hàng rời – nghĩa là số lượng hàng bạn nhập khẩu nhiều tới mức có thể thuê nguyên một con tàu để chuyển hàng về Việt Nam.
b/ Số lượng hàng nhiều hay ít sẽ quyết định việc bạn lựa chọn container 20 hay 40 feet để đóng hàng
=> Bạn hãy check kỹ tổng trọng lượng hàng, thể tích toàn bộ lô hàng để đưa ra quyết định cuối cùng nhé.
Vd: 1 container 20 feet chỉ chứa được khoảng 30m3 hàng hóa, trọng lượng tối đa chứa được tùy từng hãng tàu quy định nhưng trong khoảng 20-28 tấn hàng hóa – áp dụng chung cho cả container 20 và 40 (chứ không phải container 40 chứa được trọng lượng gấp đôi container 20) và có kích thước bên trong container như sau: dài 6.06m, rộng 2.28m, cao 2.35m. Nếu hàng hóa của bạn có kích thước vượt quá mức này thì bạn phải chuyển qua loại container phù hợp hơn.
=> Nếu lượng hàng bạn ít hơn 10m3 hãy lựa chọn phương án gửi hàng lẻ bằng đường biển để gửi hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam. Tuy nhiên nếu thể tích nhỏ hơn 10m3 nhưng trọng lượng lại quá lớn thì bạn hãy gửi nguyên 1 container sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Vd: Bạn gửi 1 cuộn thép 20 tấn. Tuy thể tích rất nhỏ, nhưng trọng lượng quá lớn khi này gửi nguyên 1 container 20 feet sẽ là lựa chọn tiết kiệm cho bạn.
* Hãy liên hệ TRUMXNK.Com để chúng tôi tư vấn loại container khi bạn vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam nhé!
** Hotline: 0986.833.155 Mr Hiệp (Đt/Zalo)
c/ Thời gian vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam
+ Thời gian vận chuyển về Hồ Chí Minh giao động trong khoảng: 7-12 ngày.
+ Thời gian vận chuyển về Hồ Chí Minh giao động trong khoảng: 5-10 ngày.
=> Bạn cần tính thêm thời gian đưa hàng ra cảng bên Hàn (khoảng 3 ngày trước ngày tàu chạy) và thời gian khai hải quan tải Cảng Việt Nam ( khoảng 2 đến 4 ngày từ ngày tàu cập cảng bạn sẽ hoàn thành thủ tục ) để có được con số chính xác về tổng thời gian bạn sẽ nhận được hàng tại Việt Nam nhé. Thời gian chúng tôi
d/ Chi phí vận chuyển hàng bằng container
Chi phí vận chuyển sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm cũng như từng loại mặt hàng bạn gửi. Vì vậy chúng tôi không thể đưa ra mức giá vận chuyển chính xác cho bạn được.
Giá cả sẽ thay đổi theo từng tháng. Bạn cần báo giá hãy liên hệ Trumxnk để được báo giá cụ thể nhé!
- Giá cước vận chuyển sẽ gồm 3 khoản: chi phí local charge tại Hàn Quốc, Cước vận chuyển đường biển và chi phí local charge tại Việt Nam.
- Cước vận chuyển đường biển trong khoảng: 1 container 20feet : 600-800Usd, 1 container 40feet: 800-1100usd. Đây chỉ làm giá tham khảo sơ lược, có những thời điểm khủng hoảng như năm 2021 2022 chi phí vận chuyển có thể lên đến 1500usd cho 1 cont 20 feet.
2/ VẬN CHUYỂN HÀNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN HÀNG LẺ TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
Hình thức vận chuyển này phù hợp với các lô hàng nhỏ thường từ 1m3 đến dưới 10m3 sẽ có lợi hơn so với gửi nguyên container hoặc hàng air.
Tuy nhiên hàng lẻ sẽ không thể gửi các mặt hàng tươi sống, hàng nguy hiểm sẽ được nhận trọng một số trường hợp sau khi hãng tàu check MSDS và được chấp nhận.
Chi phí cước vận chuyển hàng lẻ ( chưa bao gồm phí local charge đầu Việt Nam và đầu Hàn Quốc ) trong khoảng : 65 – 85usd/m3
Thời gian vận chuyển cũng tương tự như vận chuyển hàng nguyên container từ 5- 12 ngày. Tuy nhiên thời gian mang hàng ra cảng sẽ sớm hơn so với hàng container tại Hàn Quốc và thời gian nhận hàng tại Việt Nam sẽ trễ hơn so với hàng container.
Bạn cần chuẩn bị các thông tin cơ bản như: Mặt hàng gì? Trọng lượng? kích thước? MSDS nếu là hàng nguy hiểm ? Thời gian dự kiến sẽ có hàng để book tàu phù hợp?
=> TRUMXNK.COM sẽ hỗ trợ bạn các bước để thực hiện vận chuyển hàng lẻ từ Hàn QUốc về Việt Nam. Hãy gọi : 0986.833.155 Mr Hiệp
3/ VẬN CHUYỂN HÀNG BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG THÔNG THƯỜNG – AIR CARGO
Loại hình vận chuyển này phù hợp với các loại hàng cần thời gian vận chuyển nhanh, hàng hóa tươi sống dễ hư hỏng có số lượng nhỏ không đủ gửi nguyên container, hàng hóa giá trị cao
Tuy chi phí vận chuyển cao hơn so với hàng container nhưng bạn sẽ an toàn và nhanh chóng nhận hàng khi đi đường air cargo.
Đường air sẽ phù hợp cho các lô hàng có trọng lượng từ 50kg trở lên. Nếu nhỏ hơn bạn gửi chuyển phát nhanh sẽ phù hợp hơn.
Quy trình gửi hàng cũng tương tự như hàng container. Chủ hàng phải làm thủ tục hải quan, thuê xe tải chở hàng ra sân bay và hoàn thành thủ tục trước thời gian bay quy định – thường trước 2 giờ máy bay cất cánh phải hoàn thành thủ tục nếu không hoàn thành bạn sẽ rớt hàng và chuyển sang chuyến sau. Khi hàng về đến Việt Nam, bạn cũng phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu và thuê xe tải chở hàng về kho công ty bạn.
Với quy trình như vậy, hình thức air carg phù hợp với hàng số lượng lớn, hàng do công ty gửi vì công ty thường có nhiều hiểu biết và dễ dàng mở thủ tục hải quan hơn cá nhân.
Hình thức air cargo này cũng có thể làm đối với hàng hóa cá nhân gửi về Việt Nam, tuy nhiên sẽ hơi khó khăn khi tiến hành làm thủ tục hải quan.
Thời gian bay : 1 ngày
Chi phí cước air cargo : Giao động trong khoảng 4.5 -2.5usd/kg chưa bao gồm local charge 2 đầu Việt Nam và Hàn Quốc.
Trọng lượng hàng hóa của bạn càng lớn thì chi phí cước air cargo càng nhỏ.
4/ VẬN CHUYỂN HÀNG BẰNG ĐƯỜNG CHUYỂN PHÁT NHANH – EXPRESS
Hình thức vận chuyển hàng bằng đường chuyển phát nhanh từ Hàn Quốc về Việt Nam sẽ phù hợp với cá nhân hoặc hàng mẫu, hàng biếu tặng của công ty hoặc các lô hàng kinh doanh nhưng trọng lượng nhỏ từ 50kg trở xuống.
Với đặc điểm nổi bật là công ty chuyển phát nhanh sẽ đến tận nhà người gửi để nhận hàng và làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho bạn luôn. Bạn chỉ cần chuẩn bị chứng từ là được. Khi hàng về Việt Nam bên công ty chuyển phát nhanh cũng sẽ làm thủ tục nhập khẩu cho bạn đối với hàng phi mậu dịch, còn hàng mậu dịch bạn tự làm thủ tục hải quan. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, bạn gửi chứng từ cho công ty chuyển phát nhanh họ sẽ tự động giao hàng về đến nhà cho bạn.
Nói chúng, hình thức vận chuyển này khá thuận lợi. Nhưng chi phí thì khá cao nếu bạn gửi số lượng lớn hàng hóa thì nên chọn phương án khác để tiết kiệm chi phí.
Thời gian vận chuyển từ 3 – 5 ngày là bạn có thể nhận hàng tận nhà rồi. Nhanh hơn so với các hình thức gửi hàng khác
V/ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA, LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM KHI VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
Bước cuối cùng để hoàn thành nhập khẩu hàng hóa đó là khai hải quan tại Việt Nam. Chúng tôi có chia sẻ ở phần trước rằng, bạn cần tìm hiểu thủ tục nhập khẩu trước khi gửi hàng về Việt Nam.
Dưới đây là các bước chi tiết để làm thủ tục hải quan bạn tham khảo nhé!
1/ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM
Đây là chi phí bạn sẽ phải tra khi vận chuyển hàng từ cảng/sân bay về kho công ty bạn. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu, bạn sẽ liên hệ để xe vào cảng/sân bay nhận hàng.
Bạn cần các thông tin cơ bản sau để báo nhà xe như:
- Đường cấm hay không?
- Thời gian xe container/ xe tải được phép hoạt động trong khu vực kho hàng của bạn?
- Tổng trọng lượng 1 container là bao nhiêu?
- Các yêu cầu đặc biệt khác nếu có.
- Đối với xe tải bạn cần biết chiều dài rộng cao của 1 kiện hàng hóa, tổng số kiện, tổng trọng lượng 1 kiện, mặt hàng nguy hiểm phải báo trước để lựa chọn xe tải có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
=> Bạn cần cung cấp thông tin chính xác để nhà xe báo giá phù hợp với lô hàng của bạn nhé!
2/ CÁC CHI PHÍ LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM KHI VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
- Chi phí local charge : Chi phí này sẽ đóng cho hãng tàu. Khi báo giá cước vận chuyển quốc tế cho bạn, chúng tôi sẽ báo chi phí local charge trong báo giá.
- Chi phí khai hải quan: nếu bạn thuê dịch vụ chúng tôi, nếu bạn tự làm sẽ không tốn chi phí này
- Chi phí nâng hạ tại cảng : Đây là chi phí do cảng thu, bạn sẽ phải đóng cho cảng khi xe container đến nhận hàng. Hàng lẻ, hàng air sẽ không có chi phí này.
- Chi phí làm hàng : Chi phí này chỉ phát sinh đối với hàng air cargo khi xe tải tới nhận hàng tại kho hàng air ở sân bay
- Chi phí phục vụ kiểm hóa – nếu có: đây là chi phí phát sinh khi hàng container bạn nhập khẩu bị hải quan yêu cầu kiểm tra hàng trong container
- Chi phí lưu kho, lưu bãi: phát sinh khi quá hạn thời gian miễn phí lưu này. Mỗi cảng/sân bay quy định thời gian miễn phí lưu này khác nhau. Thường free trong khoảng từ 3 -5 ngày.
- Chi phí lưu container : sẽ phát sinh khi bạn để hàng hóa lâu trong container, chi phí này hãng tàu sẽ phạt bạn
- Chi phí sửa chữa container: sẽ phát sinh khi container đóng hàng bị hư hỏng. Khi này, hãng tàu sẽ phạt bạn tiền sửa chữa container.
3/ KHAI HẢI QUAN NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
Việc khai hải quan thuận lợi hay khó khăn phụ thuộc vào chứng từ bạn chuẩn bị trước khi gửi hàng. Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ càng và chi tiết như vậy việc làm thủ tục nhập khẩu sẽ nhanh chóng.
- Về chính sách mặt hàng: Bạn cần tìm hiểu mặt hàng của bạn là hàng hóa thông thường hay hàng cần giấy phép nhập khẩu hay cần kiểm tra chất lượng nhà nước? => Mỗi một loại sẽ có quy trình làm thủ tục hải quan khác nhau.
- Thuế nhập khẩu: Bạn kiểm tra mức thuế đối với mặt hàng bạn nhập là bao nhiêu? Việt Nam và Hàn Quốc có 2 loại C/O đó là FORM AK và VK. Bạn yêu cầu làm C/O gửi về Việt Nam để được hưởng mức thuế ưu đãi tốt nhất theo quy định.
- Quy trình cơ bản để làm thủ tục hải quan nhập khẩu khi vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam:
+ Bước 1: chuẩn bị hồ sơ thật kỹ càng
* Hợp đồng, invoice, packing list, bill, C/O, giấy kiểm dịch – nếu loại hàng nhập khẩu yêu cầu, catalogue sản phẩm, hình ảnh sản phẩm.
* Thông tin Vnaccs dùng để khai báo hải quan. Nếu công ty bạn không mới lần đầu khai báo hãy đăng ký với Tổng cục Hải quan Việt Nam để khai báo nhé. Nếu công ty bạn mất thông tin này hãy xin cấp lại.
+ Bước 2: Khai báo trên phần mềm khai báo hải quan
Căn cứ hồ sơ đã chuẩn bị và khai báo trên phần mềm hải quan chi tiết lô hàng. Khi truyền chính thức bạn sẽ nhận được phản hồi từ hệ thống kết quả phân luồng tờ khai:
* Luồng Xanh bạn sẽ được thông quan ngay
* Luồng Vàng bạn sẽ được thông quan khi nộp hồ sơ cho cán bộ hải quan
* Luồng Đỏ bạn sẽ được thông quan khi nộp hồ sơ + mang hàng cho cán bộ hải quan kiểm tra
=> Bạn chú ý tờ khai chỉ được thông quan khi bạn đã nộp đủ thuế hoặc được bảo lãnh thuế nhé!
+ Bước 3: Lấy hàng tại sân bay hoặc cảng
Khi tờ khai hải quan được thông quan, bạn gửi tờ khai thông quan cho nhà xe để nhà xe nhận hàng và giao về cho công ty bạn.
=> Trên đây là các bước rất tóm gọn, chúng tôi đưa ra để bạn tham khảo. Thực tế sẽ còn các bước chi tiết hơn nữa. Đặc biệt hàng cần giấy phép nhập khẩu và hàng cần kiểm tra chất lượng nhà nước – đây là những hàng khó, cần nghiệp vụ và sự chuyên nghiệp để giải quyết.
=> Liên hệ : TRUMXNK.COM để được tư vấn và hỗ trợ. Mr Hiệp – 0986.833.155 đt/zalo
VI/ TRUMXNK.COM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VẬN CHUYỂN HÀNG CHÍNH NGẠCH TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM
Công ty chúng tôi chuyên vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam. Bạn cần đơn vị tư vấn hay liên hệ với chúng tôi.
Các nghiệp vụ chúng tôi thường xuyên thực hiện:
- Vận chuyển đường biển hàng container từ Hàn về Việt Nam
- Vận chuyển đường biển hàng lẻ
- Vận chuyển đường hàng không
- Thủ tục hải quan nhập khẩu tại Việt Nam
- Thủ tục kiểm dịch thực vật, động vật, đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước…
- Vận chuyển nội địa xe tải – xe container
=> Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong vận chuyển hàng Hàn – Việt, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian và được tư vấn tận tình khi nhập khẩu hàng hóa.
HOTLINE : 0986. 833. 155 Mr Hiệp ( ĐT/ZALO )
Nếu bạn cần Vận Chuyển Hàng Từ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM hãy liên hệ CHÚNG TÔI !!!!!!!!!!!!!!!!!!
- Liên hệ : Hiệp (Mr) - 0986 833 155
- Mail: TRUMXNK@TRUMXNK.COM
- Zalo : 0986 833 155
- Skype : Henryhiep.456
Xem thêm